Hiện nay, rất nhiều tác phẩm nước ngoài được phiên dịch ra cũng như được sáng tạo, phát triển để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tri thức đa dạng của tất cả mọi người. Những tác phẩm này đã được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và gọi là tác phẩm phái sinh. Hãy cùng tìm hiểu về tác phẩm phái sinh cũng như đặc điểm của tác phẩm phái sinh trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tác phẩm phái sinh là gì?
Định nghĩa “tác phẩm phái sinh” được căn cứ tại Khoản 8 Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được biên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, là những tác phẩm cải biên, phóng tác, biên soạn, chuyển thể, tuyển chọn hay chú giải.
Ví dụ, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm khá nổi tiếng được dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau trên nhiều thế giới như Pháp, Nga, Anh… cùng với 35 bản dịch. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến bản dịch Tiếng Anh của Giáo sư Huỳnh Sanh Thông tại đại học Yale, Mỹ được sử dụng làm tài liệu bài giảng cho sinh viên Mỹ học. Như vậy, không chỉ Nguyễn Du là người sử hữu Quyền tác giả của tác phẩm Truyện Kiều mà giáo sư Huỳnh Sanh Thông cũng là người sở hữu Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh của Truyện Kiều.
2. Phân loại tác phẩm phái sinh
2.1. Tác phẩm phóng tác
Tác phẩm phóng tác là tác phẩm phỏng theo nội dung của tác phẩm gốc nhưng có sự biến đổi, sáng tạo về mặt nội dung, cốt truyện cũng như ý tưởng… và trở thành một tác phẩm hoàn toàn mới so với tác phẩm gốc nhưng vẫn có dấu ấn của tác phẩm gốc.
2.2. Tác phẩm dịch
Tác phẩm dịch là từ tác phẩm gốc dịch sang một ngôn ngữ khác dựa trên nội dung của tác phẩm gốc. Bản dịch yêu cầu phải sát nghĩa và diễn tả đúng ý, nội dung của tác giả.
2.3. Tác phẩm chuyển thể
Tác phẩm chuyển thể là chuyển thể nội dung của tác phẩm gốc sang một hình thức thể hiện khác như phim, kịch… tuy nhiên vẫn không thay đổi cốt truyện hoặc nội dung.
2.4. Tác phẩm cải biên
Tác phẩm cải biên là tác phẩm được sửa đổi hoặc biên soạn lại một phần nội dung dựa trên một phần hoặc toàn bộ tác phẩm gốc để sáng tạo ra một tác phẩm mới. Khi tác giả cải biên tác phẩm phải được chủ sở hữu của tác phẩm gốc cho phép đồng thời phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm gốc.
2.5. Tác phẩm biên soạn
Đây là việc tác giả tổng hợp thông tin, thu thập tài liệu và chọn lọc tài liệu tham khảo để từ đó viết lại một tác phẩm mới có sự trích dẫn từ những nguồn tin đã tham khảo.
2.6. Tác phẩm chú giải
Đây là loại tác phẩm phái sinh thể hiện quan điểm cũng như lời bình, giải thích ý nghĩa để làm rõ hơn về nội dung trong tác phẩm gốc.
2.7. Tác phẩm tuyển chọn
Đây là tác phẩm phái sinh được tạo ra dựa trên sự tổng hợp, chọn lọc và sắp xếp những tác phẩm gốc theo một số tiêu chí nhất định để hoàn thành một tác phẩm đầy đủ hơn.
3. Tác phẩm phái sinh có đặc điểm gì?
Một số đặc điểm của tác phẩm phái sinh:
3.1. Tác phẩm phái sinh được hình thành trên cơ sở của tác phẩm gốc.
Tác phẩm gốc có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm và được quy định tại điểm A khoản 1 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.
Nếu dựa vào đặc điểm trên sẽ có hai loại tác phẩm phái sinh: Một là sáng tạo tác phẩm phái sinh mà không cần sự đồng ý cho phép của người chủ sở hữu tác phẩm gốc và hai là ngược lại.
3.2. Hình thức thể hiện tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn so với tác phẩm gốc
Bạn phải hiểu rằng tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Tác giả của tác phẩm phái sinh phải biến đổi để hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần so với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.
3.3. Tác phẩm phái sinh phải thể hiện được dấu ấn cá nhân của tác giả
Mặc dù tác phẩm phái sinh phải đảm bảo được nội dung nguyên gốc như vừa phân tích nhưng cũng cần phải có sự sáng tạo về nội dung cũng như hình thức thể hiện tác phẩm và đây được coi là dấu ấn cá nhân.
4. Bảo hộ tác phẩm phái sinh
Ngoài việc bảo hộ tác phẩm gốc thì pháp luật cũng quy định việc bảo hộ đối với các tác phẩm phái sinh như sau: Đó chính là quyền của tác giả đối với tác phẩm phái sinh.
– Quyền nhân thân bao gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm
- Lựa chọn đứng tên thật hoặc bút danh
- Khi tác phẩm được công bố đến độc giả, tác giả được nêu tên thật hoặc bút danh
- Cho phép công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: không cho người khác được sửa chữa, thay đổi nội dung, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào
– Quyền tài sản bao gồm:
- Quyền làm tác phẩm phái sinh
- Được công bố tác phẩm trước công chúng bằng các loại hình phương tiện khác nhau
- Quyền cho thuê bản gốc, bản sao của tác phẩm
Trên đây đã cung cấp đầy đủ và chi tiết cho bạn về tác phẩm phái sinh. Nếu cần bạn tư vấn hay giải đáp thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi qua phương thức liên hệ sau để được giải đáp kịp thời:
- VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Website: luathungson.vn – luathungson.com
- Email: info@luathungson.com
- Hotline: 0964509555
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023