Hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp là những thuật ngữ rất phổ biến hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh. Hợp nhất và sáp nhập mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lời ích. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thực hiện các thủ tục này bạn cần phải nắm rõ được bản chất cuả 2 khái niệm này. Rất nhiều người vì hiểu sai khái niệm của 2 thuật ngữ này mà vướng vào những rắc rối đáng tiếc. Trong bài viết dưới đây Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này thông qua so sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp nhé!
1. Bản chất của hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Bản chất của hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp là gì? Có lẽ rất nhiều người vẫn còn hoang mang về 2 khái niệm này. Về bản chất thực, hợp nhất và sáp nhập có sự khác biệt nhau. Chi tiết sẽ được chúng tôi trình bày trong phần bài sau.
1.1. Hợp nhất doanh nghiệp
Bản chất của hợp nhất doanh nghiệp chính là góp chung tài sản, quyền, lợi ích, nghĩa vụ với nhau tạo thành một khối thống nhất. Khi các doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hợp nhất doanh nghiệp thì sẽ chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các công ty cũ, thay vào đó là một công ty tổng và hoạt động dưới danh nghĩa của công ty mới này.
Hợp nhất doanh nghiệp mang lại lợi ích chung và sự vững mạnh của doanh nghiệp tổng
1.2. Sáp nhập doanh nghiệp
Bản chất của sáp nhập doanh nghiệp là các công ty chuyển giao toàn bộ tài sản, lợi ích, nghĩa vụ và quyền hợp pháp của mình sang cho bên công ty nhận sáp nhập. Sau khi hoàn tất thủ tục sáp nhập doanh nghiệp thì sự tồn tại của công ty bị sáp nhập sẽ mất đi. Tất cả mọi quyết định, quyền lợi đều thuộc về công ty nhận sáp nhập.
2. So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này, trong phần bài dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn so sánh chi tiết hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp.
2.1. Điểm giống nhau
Cả sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp đều có chung những đặc điểm sau:
- Đây đều là những biện pháp nhằm tổ chức lại doanh nghiệp.
- Sáp nhập và hợp nhất đều áp dụng được cho cả công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh,…
- Khi thực hiện sáp nhập và hợp nhất đều phải có sự chuyển giao về tài sản, nghĩa vụ, quyền lợi cho các công ty có liên quan.
- Khi muốn thực hiện hợp nhất và sáp nhập các bên liên quan đều phải gửi thông báo, công văn đến người lao động, chủ nợ, đối tác trước thời gian khoảng 15 ngày.
- Tất cả 2 hành động này đều có sự tác động đến cơ cấu doanh nghiệp cho nên phải thông qua Điều lệ, tiến hành bổ nhiệm, bầu cử thành viên mới vào bộ máy điều hành. Đồng thời, phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh mới cho công ty.
Phân tích điểm giống nhau trong hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
2.2. Điểm khác nhau
Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là 2 khái niệm khác nhau. Sự khác biệt của chúng sẽ được các chuyên gia của Luật Hùng Sơn phân tích trong bảng so sánh dưới đây nhé!
Tiêu chí | Hợp nhất doanh nghiệp | Sáp nhập doanh nghiệp |
Chủ thể |
|
|
Hình thức thực hiện |
Công ty liên quan mang tất cả tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ, lợi ích của mình góp chung lại để thành lập công ty mới. |
Các công ty thuộc diện bị sáp nhập sẽ mang toàn bộ tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp trao lại cho công ty nhận sáp nhập. |
Hệ quả pháp lý |
|
|
Trách nhiệm pháp lý |
Công ty hợp nhất sẽ chịu trách nhiệm pháp lý toàn bộ. Bao gồm quyền, lợi ích hợp pháp, trách nhiệm và cả nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất. |
Các công ty bị sáp nhập sau khi chuyển giao xong quyền, nghĩa vụ, tài sản,…. thì trách nhiệm pháp lý sẽ thuộc về công ty nhận sáp nhập. |
Quyền quyết định |
Quyền quyết định sẽ được chia đều cho tất cả các công ty tham gia hợp nhất thông qua Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất. Tuy nhiên, tùy vào lượng vốn hoặc cổ phần nắm giữ mà quyền quyết định sẽ có sự chênh lệch. |
Khi hoàn tất sáp nhập công ty bị sáp nhập sẽ không còn bất kỳ quyền lợi gì với công ty cho nên chỉ có công ty nhận sáp nhập mới được quyền quyết định, quyền điều hành và quản lý công ty. |
Thủ tục pháp lý phải thực hiện |
|
|
Trên đây là bài viết so sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Thông qua những phân tích trên chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp các doanh nghiệp phân biệt và hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn rõ hơn các bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức sau để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Thông tin liên hệ
- VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Website: luathungson.vn – luathungson.com
- Email: info@luathungson.com
- Hotline: 0964509555
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023
Công ty cổ phần a có thể sáp nhập vào công ty cổ phần b bất cư lúc nào không ạ? Tại sao?
Theo quy định Điều 201 Luật doanh nghiệp thì không hạn chế về thời điểm doanh nghiệp Sáp nhập. Do đó, công ty A có thể tiến hành thủ tục Sáp nhập vào Công ty B bất kỳ thời điểm nào nhưng Doanh nghiệp Sáp nhập phải đảm bảo không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kế trên thị trường Việt Nam (như: hoạt động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền thì bạn có thể thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp) (Điều 30 Luật cạnh tranh)