logo

Sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc

Bạn đang khó xử bởi bạn muốn Sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc nhưng lại không biết phải thực hiện những bước nào? Thấu hiểu điều đó, trong khuôn khổ bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách chia thừa kế cũng như thủ tục để sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất mà không để lại di chúc.

Quảng cáo

Bố mẹ mất không để lại di chúc, chia di sản như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu người để lại di sản thừa kế chết mà không có di chúc thì nhà đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể là di sản này sẽ được chia theo hàng thừa kế. Tại Điều 651 của Bộ luật dân sự đã quy định chi tiết về người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi, Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của người chết;…

Hàng thừa kế thứ hai gồm: bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại, chị ruột, anh ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; chú ruột, bác ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là chú ruột, bác ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ ngoại, cụ nội.

Để thực hiện thủ tục sang tên tài sản từ người chết cho những người thừa kế thì những người được quyền thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế tại phòng/ Văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền rồi mới đến Văn phòng Đăng ký đất đai nơi có đất tiến hành làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

sang tên sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc

Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc

Thủ tục khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật

Sau khi xác định di sản cha mẹ để lại là nhà đất thì người được nhận di sản muốn sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang tên của mình thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Theo quy định tại Điều 58 của Luật Công chứng 2014 thì người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Thủ tục khai nhận thừa kế như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Những giấy tờ cần chuyển bị gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
  • Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế
  • Sổ hộ khẩu, CMND của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
  • Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục

Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế

Quảng cáo

Khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến cơ quan công chứng phải mang theo các giấy tờ trên để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật công chứng.

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.

Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có ai tranh chấp hay thắc mắc gì thì bạn hoặc VPCC sẽ đến UBND phường, xã để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND. Tiếp theo đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất mà cha mẹ để lại.

Thực hiện thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ tại văn phòng đăng ký đất đai

Để sang tên sổ đỏ bạn cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau:

  • Sổ đỏ/Sổ hồng/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ;
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật;
  • Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân ;
  • Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu ;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;
  • Sơ đồ vị trí thửa đất 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.

Đến thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả, bạn tới văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng trường hợp này cha mẹ để lại đất cho con nên thuộc trường hợp được miễn Thuế, phí trước bạ Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Dịch vụ sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc của Luật Hùng Sơn

Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở đất ở là văn bản pháp lý vô cùng quan trọng và là điều kiện cơ bản cần có để người sử dụng đất có thể thực hiện các quyền của mình trên đất ở, nhà ở. Hiểu được tính chất quan trọng ấy, Công ty Luật Hùng Sơn đã, đang và sẽ luôn sẵn sàng để cung cấp đến Quý khách hàng Dịch vụ sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc, với mong muốn hỗ trợ cho Quý khách nhanh chóng được sở hữu một cách hợp pháp tài sản là nhà đất của mình. 

Với đội ngũ chuyên viên và luật sư đông đảo, giàu kinh nghiệm trong việc sang tên sổ đỏ, khi sử dụng dịch vụ sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:

  • Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại để thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ
  • Chúng tôi thu thập thông tin một cách cụ thể và chi tiết để tiến hành tư vấn chính xác;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để chúng tôi có thể thực hiện các thủ tục;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận mới.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Luật Hùng Sơn, quý độc giả đã có thể hiểu hơn về các bước Sang tên Sổ đỏ khi bố hoặc mẹ mất không để lại di chúc. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật đất đai, quý độc giả vui lòng liên hệ hotline 19006518 để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn