Quyền tư pháp là gì? Nguyên tắc cơ bản của quyền tư pháp. Đặc trưng của quyền tư pháp là gì. Bài viết sau của Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến các vấn đề trên.
Quyền tư pháp là gì
Quyền tư pháp có thể hiểu là khả năng và năng lực riêng có của Tòa án trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác theo phương thức nhất định để tác động đến hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội.
Đây là quan niệm khái quát nhất về quyền tư pháp mà ở đó chỉ rõ các bộ phận cấu thành quan trọng nhất của quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp. Đó là: quyền tư pháp là khả năng và năng lực riêng có của Toà án; quyền tư pháp được thực hiện bằng việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác; quyền tư pháp được thực hiện bằng phương thức tố tụng tư pháp; quyền tư pháp và việc thực hiện quyền tư pháp tác động đến hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội. Nội dung của các bộ phận cấu thành quan trọng đó được nhận thức cụ thể thông qua việc phân tích bản chất, phạm vi, nội dung, chủ thể, phương thức và thể chế hoá quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp.
Đặc trưng của quyền tư pháp
Các đặc trưng mang tính đặc thù của quyền tư pháp:
Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp
- Tính độc lập là một đặc trưng cốt lõi của quyền tư pháp, tính độc lập của quyền tư pháp cũng là một giá trị cốt lõi của quyền tư pháp.
- Trong số các đặc trưng phổ biến của quyền tư pháp trong mọi Nhà nước pháp quyền thì tính độc lập của quyền tư pháp là đặc trưng vốn có, không thể thiếu.
- Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp thể hiện ở những nội dung sau: Độc lập về vị trí, vai trò trong cơ chế quyền lực nhà nước; độc lập về quyền năng; độc lập về chủ thể thực hiện: độc lập của Tòa án, độc lập của Thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi xét xử; độc lập về phương thức thực hiện quyền năng: tố tụng tư pháp;
Tính thống nhất, tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta
- Đặc trưng này thể hiện ở chỗ quyền lực nhà nước là thống nhất: Thống nhất về bản chất, về mục tiêu, về định hướng hoạt động, bởi vì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta được hiểu ít nhất ở hai phương diện là sự phối hợp của quyền tư pháp với quyền lập pháp, với quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực thống nhất và sự phối hợp của cơ quan tư pháp (Tòa án) với các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp (Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án).
Sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp, đối với quyền hành pháp
- Thể hiện tập trung ở vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Toà án Hiến pháp, tức là chức năng giám sát, bảo vệ Hiến pháp.
- Tòa án Hiến pháp có quyền năng kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã được ban hành, có quyền coi một đạo luật nào đó do Quốc hội ban hành là vi hiến. Cơ chế chung bảo vệ Hiến pháp ở nước ta được ghi nhận Điều 119 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Nguyên tắc cơ bản của quyền tư pháp
Những nguyên tắc cơ bản của quyền tư pháp ở Việt Nam là:
- Quyền tư pháp ở Việt Nam được thể hiện bằng thủ tục tố tụng về hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự và kinh tế (trọng tài) nhằm bảo vệ những cơ sở của chế độ hiến định, nhân thân, các quyền tự và tự do của con người và của công dân, cũng như hòa bình và an ninh của nhân loại;
- Tôn trọng thực sự tính tối cao của chủ quyền của nhân dân so với chủ quyền của nhà nước trong hoạt động tư pháp để bảo đảm cho hoạt động tư pháp thực sự độc lập vì sự thực thi công lý công bằng và lẽ phải trong một Nhà nước pháp quyền đích thực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Tuân thủ nghiêm chỉnh tính pháp chế tối thượng và hiệu quả trực tiếp của Hiến pháp, đồng thời độc lập chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện các chức năng, thẩm quyền được Hiến pháp và luật quy định đối với bộ máy tư pháp;
- Hợp tác cùng với bộ máy lập pháp, bộ máy hành pháp và bộ máy kiểm sát trong việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền của mỗi nhánh để bảo đảm cho cơ chế phân công và cân bằng, kiểm tra và chế ước giữa các nhánh quyền lực được thực thi một cách đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả cao trong các lĩnh vực hoạt động Nhà nước vì lợi ích chung của Tổ quốc và nhân dân;
- Thực sự công tâm, vô tư, khách quan và không được để cho bất kỳ sự thiên kiến chính trị hay sự tác động của cá nhân hay nhóm người nào có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng tư pháp, cũng như sự kiểm tra của nhánh quyền tư pháp đối với nhánh quyền lập pháp và nhánh quyền hành pháp mà Hiến pháp và luật quy định;
- Hợp tác cùng với bộ máy lập pháp và bộ máy hành pháp trong việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền của mỗi nhánh để bảo đảm cho cơ chế phân công và cân bằng, kiểm tra và chế ước giữa ba nhánh quyền lực được thực thi một cách đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả cao trong các lĩnh vực hoạt động Nhà nước vì lợi ích chung của Tổ quốc và nhân dân.
Các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia về tổ chức, hoạt động của bộ máy tư pháp ở Việt Nam phải tuyệt đối tuân thủ và dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Quyền tư pháp là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty – Doanh Nghiệp Theo Quy Định Năm 2023 - 27/11/2023
- Địa chỉ làm lý lịch tư pháp ở Hà Nội trong ngày - 27/11/2023
- Lý lịch tư pháp online theo đúng quy định hiện nay - 18/10/2023