Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Quyền sở hữu tài sản là một vấn đề pháp lý rất được người dân quan tâm, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ được quyền sở hữu tài sản là gì? Bao gồm những gì? Mời tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn để hiểu được các quy định của pháp luật xoay quanh quyền sở hữu tài sản của công dân.

Quảng cáo

Quyền sở hữu là gì?

Quyền sở hữu không có khái niệm cụ thể được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có thể hiểu quyền sở hữu dưới nhiều phương diện như sau:

Dưới góc độ pháp lý: Quyền sở hữu được hiểu là một phạm trù pháp lý nhằm phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật về sở hữu để nhằm điều chỉnh các quan hệ sở hữu trong đời sống xã hội. Quy phạm về sở hữu chính là cơ sở để xác nhận và bảo vệ sức quyền lợi của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng cũng như định đoạt tài sản.

Quyền sở hữu là một chế định của pháp luật dân sự, là một mối quan hệ pháp luật dân sự trong đó có các yếu tố cấu thành bao gồm chủ thể; khách thể; nội dung.

Tài sản là gì?

Tài sản theo quy định của pháp luật là vật, tiền giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản có thể bao gồm động sản và bất động sản. Động sản có thể là tài sản hiện có hoặc là tài sản được hình thành trong tương lai.

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Quyền sở hữu tài sản được hiểu là quyền của con người được pháp luật bảo vệ đối với những tài sản được pháp luật ghi nhận quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt đối với tài sản đó.

Quyền sở hữu tài sản còn được hiểu là phạm vi công nhận của pháp luật đối với các loại tài sản của chủ thể. Chính là phạm vi mà các chủ thể được phép thực hiện đối với một tài sản nhất định thuộc sở hữu của mình: Chiếm hữu; định đoạt; sử dụng.

Ví dụ về quyền sở hữu tài sản?

Ví dụ về quyền sở hữu tài sản:

Anh A mua một chiếc xe máy từ Đại lý B, anh A sau khi mua đã tiến hành đăng ký xe máy bằng tên mình, các giấy tờ liên quan đến xe máy đều là tên anh A. Chiếc xe máy đó chính là tài sản của anh A. Anh A có các quyền tài sản đối với chiếc xe máy đó như:

– Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt chiếc xe máy đó. Anh A có thể di chuyển bằng chiếc xe máy, cho một chủ thể khác mượn, có thể bán, tiêu hủy chiếc xe máy đó.

Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào?

Quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật bao gồm:

– Quyền chiếm hữu: chính là quyền được nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tài sản của mình. Bao gồm:

Quảng cáo

+ Chiếm hữu có căn cứ pháp luật;

+ Chiếm hữu liên tục;

+ Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình;

+ Chiếm hữu công khai.

– Quyền sử dụng là quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi và lợi tức từ tài sản. Bao gồm:

+ Quyền sử dụng của chủ sở hữu: được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến những lợi ích chung của người khác;

+ Quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu: được sử dụng theo sự thỏa thuận của chủ sở hữu hoặc phạm vi pháp luật cho phép.

– Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Bao gồm:

+ Quyết định đoạt của chủ sở hữu như quyền bán; quyền trao đổi; tặng cho; để thừa kế; cho vay; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng; quyền tiêu hủy đối với tài sản;

+ Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo phạm vi mà pháp luật cho phép.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn về quyền sở hữu tài sản của công dân. Nếu còn nhưng vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý trên, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900 6518 để nhận tư vấn. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn