Quyền sở hữu công nghiệp là gì? – Những điều bạn cần biết

Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Tại sao cần phải xác lập quyền sở hữu công nghiệp? Đây chắc hẳn là những vấn đề mà các cá nhân kinh doanh cũng như mọi doanh nghiệp đều quan tâm. Trong bài viết hôm nay, Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp một cách chi tiết nhất.

Quảng cáo

Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Vấn đề bảo vệ những thành quả của hoạt động sáng tạo được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, nhà nước sẽ quy định về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Mục đích là nhằm bảo vệ quyền lợi của những người làm việc trong lĩnh vực đặc biệt mang ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng. Vậy quyền sở hữu công nghiệp cụ thể là gì?

Theo nghĩa chủ quan

Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

dinh nghia quyen so huu cong nghiep

Quyền sở hữu công nghiệp theo ý nghĩa chủ quan

Theo nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp tức là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng hoặc chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Những quyền này phải phù hợp với quy định của pháp luật nói chung cũng như pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Chúng bao gồm các quyền nhân thân và quyền sở hữu tài sản của chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Quyền ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với quyền của những người sáng tạo ra sản phẩm hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.

Theo nghĩa khách quan

Hiểu một cách chủ quan, quyền sở hữu công nghiệp là vấn đề pháp luật liên quan đến sở hữu công nghiệp. Cụ thể là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ. Đồng thời được pháp luật công nhận là đối tượng sở hữu công nghiệp.

Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp ở đây tức là quyền sở hữu với những tài sản vô hình. Ngoài ra nó còn bao gồm những quy định trong các điều ước quốc tế, trong đó Việt Nam là thành viên.

Theo quan hệ pháp luật

Dưới góc độ của pháp luật, quyền sở hữu công nghiệp còn hội tụ đầy đủ những yếu tố như chủ thể, khách thể hay nội dung. Theo đó, quyền này chỉ được hình thành trên cơ sở có sự tác động của các quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp. Cụ thể là phải gắn liền với kết quả của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hiểu theo cách này, chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức. Đó là các tác giả hay chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Hoặc cũng có thể là tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

so huu cong nghiep la gi

Định nghĩa về quyền sở hữu công nghiệp

Như vậy, khách thể của quyền sở hữu công nghiệp là các kết quả của những hoạt động sáng tạo trí tuệ. Nó được ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể các hoạt động bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại, bí mật kinh doanh. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp mọi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp sở hữu những đặc điểm như sau:

Các đối tượng luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh

Làm thế nào để phân chia kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ thành quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp? Một trong những tiêu chí để phân chia đó là dựa vào tính hữu ích hoặc khả năng ứng dụng của chúng. Trường hợp các đối tượng của quyền tác giả được áp dụng chủ yếu trong các hoạt động giải trí tinh thần. Lúc này các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp lại được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại.

Do đó, điều kiện để được bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí là sản phẩm phải có tính ứng dụng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Mục đích là tạo ra sản phẩm có giá trị thiết thực phục vụ cho đời sống con người. Còn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh thì phải chứa đựng các chỉ dẫn thương mại. Đây chính là cầu nối giữa nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Bất kỳ chủ thể nào nắm giữ được những đối tượng này sẽ có được những lợi thế cạnh tranh cao.

dac diem cua quyen so huu cong nghiep la gi

Các đối tượng của quyền công nghiệp luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chỉ được bảo hộ khi nhà nước cấp văn bằng bảo hộ

Điều kiện để quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ là khi chúng đã được cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ chính thức. Mục đích đăng ký văn bằng bảo hộ là nhằm công khai hóa tình trạng của loại tài sản vô hình này đối với các chủ thể khác. Hay nói cách khác đây là cách thức để thông báo tài sản này đã có chủ sở hữu. Điều này giúp tránh tình trạng tài sản bị người khác đánh cắp mà không có căn cứ để chứng minh, bảo vệ quyền của mình.

Đăng ký quyển sở hữu công nghiệp là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Nếu không đăng ký quyền này thì đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ không được sự bảo hộ của pháp luật trong trường hợp bị chiếm đoạt hoặc có người khác đăng ký trước. Lúc này, họ chỉ được hưởng quyền của người sử dụng trước nếu chứng minh thành công họ là người tạo ra sản phẩm đó một cách độc lập trước ngày gửi đơn đăng ký.

Bên cạnh đó, thông qua thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, nhà nước còn hướng đến mục đích khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, thương mại. Tuy vậy, vẫn có một số đối tượng sở hữu công nghiệp được tự động xác lập quyền mà không cần các thủ tục đăng ký. Đó là ví mật kinh doanh và tên thương mại bởi đặc trưng và bản chất của chúng.

tim hieu dac diem cua quyen so huu cong nghiep

Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ khi nhà nước cấp văn bằng bảo hộ

Hiệu lực bảo hộ căn cứ theo thời hạn của văn bằng bảo hộ

Với loại tài sản hữu hình, các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ với khoảng thời gian xác định. Còn đối tượng được bảo hộ có thời hạn là những đối tượng xác định được tác giả sáng tạo. Hay những đối tượng sở hữu công nghiệp không xác định tác giả sáng tạo được bảo hộ vô thời hạn hoặc có thời hạn với một số điều kiện nhất định

Quy định về thời hạn bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là việc làm cần thiết. Thời hạn bảo hộ là thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Khi đã hiểu được quyền sở hữu công nghiệp là gì thì tiếp đến bạn cần phải nắm được đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Vậy sở hữu công nghiệp gồm các đối tượng nào?

Sáng chế

Một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình để giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên được gọi là sáng chế.

Điều kiện để một sáng chế được bảo hộ bằng cách cấp Bằng độc quyền sáng chế đó là:

  • Có tính mới.
  • Có trình độ sáng tạo.
  • Có khả năng áp dụng trong công nghiệp.

Điều kiện để một sáng chế được bảo hộ bằng hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là:

  • Không phải là một hiểu biết thông thường.
  • Có tính mới.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Ví dụ: Nobel sáng chế ra công thức thuốc nổ TNT. Đây được gọi là một sáng chế.

Quảng cáo

Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Nó thể hiện qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có tính mới.
  • Có tính sáng tạo.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của một chiếc xe máy được gọi là kiểu dáng công nghiệp.

doi tuong quyen so huu cong nghiep

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) nghĩa là cấu trúc không gian của các phần tử mạch cùng với mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Điều kiện để một thiết kế bố trí được bảo hộ đó là:

  • Có tính nguyên gốc.
  • Có tính mới thương mại.

Nhãn hiệu

Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Dấu hiệu phải được nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Bao gồm cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Chúng được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của một chủ thể khác.

Ví dụ: Nhãn hiệu của một số xe ô tô như: Ford, Toyota, Honda, Hyundai,…

doi tuong thuoc quyen so huu cong nghiep

Những đối tượng nào thuộc quyền sở hữu công nghiệp?

Tên thương mại

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh. Mục đích là để phân biệt chủ thể kinh doanh có tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại được bảo hộ khi hội tụ đầy đủ các điều kiện dưới đây:

  • Có khả năng phân biệt giữa chủ thể kinh doanh mang tên đó với những chủ thể kinh doanh khác.
  • Có chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi.
  • Không trùng hoặc tương tự dẫn đến nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Không trùng hoặc tương tự dẫn đến nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Ví dụ: Công ty luật TTHH Hùng Sơn, Vietcombank, Agribank,…

Chỉ dẫn địa lý

Đây là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.

Điều kiện bảo hộ của chỉ dẫn địa lý đó là:

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng. Hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Ví dụ: “Bát Tràng” (gốm, sứ), Phú Quốc (nước mắm),…

Tìm hiểu những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và chúng có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ của bí mật kinh doanh là:

  • Không phải là một hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
  • Nếu được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
  • Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp an toàn để bí mật kinh doanh đó không bị lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Ví dụ: Công thức chế biến nước ngọt của ông ty Coca Cola được xem là một bí mật kinh doanh.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp có cần thiết không?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp với các doanh nghiệp không mang tính bắt buộc. Nó phụ thuộc vào quyền tự do của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là thủ tục cần thiết nhằm mang lại những lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân.

dang ky so huu cong nghiep

Đăng ký sở hữu công nghiệp có bắt buộc không?

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì một sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hay một nhãn hiệu nào đó sẽ trở thành tài sản riêng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào không nộp đơn yêu cầu bảo hộ mà có người khác cũng tạo ra hay sử dụng đối tượng tương tự, thì người đó có thể đăng ký thủ tục trở thành chủ sở hữu. Lúc này quyền của doanh nghiệp bị thu hẹp hoặc hoàn toàn bị phủ định bởi người đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Các nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 3 điều cơ bản sau:

  • Thứ nhất, ban hành những quy định của pháp luật đối với quyền sở hữu công nghiệp.
  • Thứ hai, cấp văn bằng bảo hộ với các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác nhau khi họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định.
  • Thứ ba, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng bởi các phương thức và biện pháp khác nhau.

van bang bao ho quyen so huu cong nghiep

Nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp

Vừa rồi, Luật Hùng Sơn đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết quyền sở hữu công nghiệp là gì. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc. Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, các bạn có thể liên hệ với Luật Hùng Sơn qua tổng đài 1900 6518. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn