Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một trong những vấn đề được khá nhiều chủ kinh doanh quan tâm. Đặc biệt, trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, quyền sở hữu công nghiệp lại càng trở nên quan trọng. Vậy, quy định về quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Quy tắc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được ban hành ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn để được giải đáp chính xác nhất nhé!
Những khái niệm cần nắm rõ
Trước khi đi vào tìm hiểu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, các bạn cần nắm rõ một số khái niệm cơ bản. Khái niệm bao gồm:
Nhãn hiệu là gì?
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, một nhãn hiệu được bảo hộ khi đạt được những điều kiện như sau:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu được nhìn thấy dưới dạng từ ngữ, hình vẽ, chữ cái, hình 3 chiều. Hoặc có thể, nhãn hiệu chính là sự kết hợp giữa từng yếu tố vừa nêu ra. Chúng được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Nhãn hiệu có vai trò giúp người tiêu dung phân biệt dịch vụ, hàng hóa của các chủ sở hữu khác nhau. Bên cạnh đó, nhãn hiệu còn đóng vai trò quyết định trong việc cạnh tranh với đối thủ khác trên thị trường.
Khái niệm về nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Tại Khoản 4, Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý do mình sáng tạo ra. Hay nói cách khác, cá nhân/đơn vị sáng tạo được sở hữu và có quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Hiểu một cách chính xác, quyền sở hữu công nghiệp chính là quyền sở hữu các giá trị sáng tạo cá nhân/đơn vị trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Đây là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập. Bộ luật được ban hành sử dụng và bảo vệ đối tượng sở hữu công nghiệp.
Quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định theo văn bằng bảo hệ do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp. Chủ sở hữu nhãn hiệu sở hữu các quyền như sau:
Quyền ngăn cấm xâm phạm nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn cấm cá nhân/tổ chức khác xâm phạm nhãn hiệu. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, các đối tượng sử dụng nhãn hiệu trái phép sẽ được xếp vào hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Thế nhưng, trong một số trường hợp, chủ sở hữu công nghiệp không có quyền ngăm cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Đó là trường hợp người sử dụng không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác và sử dụng của chủ sở hữu. Nếu cá nhân/tổ chức chứng minh được tính trung thực của việc bảo hộ nhãn hiệu trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, thì chủ sở hữu công nghiệp cũng không có quyền ngăn cấm.
Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm xâm phạm nhãn hiệu
Quyền định đoạt nhãn hiệu
Đối với một doanh nghiệp, nhãn hiệu chính là một loại tài sản quý giá. Đây chính là đối tượng có giá trị và sở hữu nhiều khả năng khai thác thương mại. Tất nhiên, quyền định đoạt tài sản nhãn hiệu sẽ thuộc về chủ sở hữu. Tại phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, cơ chế định đoạt tài sản được quy định rất cụ thể. Trong đó bao gồm luật chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Hiểu nôm na, chuyển nhượng, chuyển giao tức là chủ sở hữu cấp phép cho cá nhân/tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó. Thao tác chuyển nhượng, chuyển giao nhãn hiệu được thực hiện thông qua hợp đồng văn bản. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đã được kí với cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu
Theo Pháp luật Việt Nam, quyền sử dụng và cho phép cá nhân/tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu được quy định như sau:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên sản phẩm, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ và giấy tờ giao dịch liên quan.
- Lưu thông, chào bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Chủ sở hữu cuyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu
Trong 3 quy định nêu trên, việc gắn nhãn hiệu lên bao bì, hàng hóa, phương tiện kinh doanh là hành vi phổ biến nhất.
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Tiếp nối bài tư vấn khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, Luật Hùng Sơn sẽ cập nhật quy định Xử lý hành vi xâm phạm mới nhất. Cụ thể, các hành vi xâm phạm nhãn hiệu và hình thức xử phạt được thể hiện như sau:
Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Căn cứ vào Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các hành vi xâm phạm nhãn hiệu được xác định như sau:
- Sử dụng nhãn hiệu có gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ. Người sử dụng cố tình gây nhầm lẫn, lợi dụng nhanh tiếng của chỉ dẫn địa lý.
- Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chí chất lượng đặc thù của nơi chỉ dẫn địa lý.
- Sử dụng hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự về bản chất. Hoặc chúng có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Tùy vào hành vi, mức độ và tính chất xâm phạm, pháp luật sẽ các hình thức xử lý khác nhau. Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu sẽ được xử lý như sau:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm, cá nhân hoặc tổ chức đều phải chịu một trong các mức xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, đơn vị là 500.000.000 đồng.
- Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính. Vật được tịch thu bao gồm: Hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý.
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của cá nhân/tổ chức từ 1 đến 3 tháng kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ từ 1 đến 3 tháng kể từ ngày có quyết định xử phạt.
Quy định xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 2021. Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích vừa rồi sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Luật sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, các bạn hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn qua hotline 19006518 để được tư vấn nhé!
- Mẫu hợp đồng thuê KOLs Mới Nhất 2023 - 06/03/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 23/02/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 23/02/2023