logo

Quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm – có biện pháp nào để bảo vệ?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quảng cáo

Bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là bằng những quy định của pháp luật, Nhà nước xác định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu và quy định các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác trong hoạt động sở hữu công nghiệp.

Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

1. Quyền tự bảo vệ

Chủ thể quyền sở hữu có quyền áp dụng các biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu của mình, bao gồm:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu như: đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu công nghiệp lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng quyền sở hữu đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm; sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Khởi kiện ra Toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.

2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính

  • Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hành chính là thủ tục xử lý hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu bằng việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Chủ thể quyền sở hữu, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm.
  • Hành vi vi phạm hành chính về sở hữu là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về bảo hộ và quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự của mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đều bị xử phại hành chính.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu bị xử lý hành chính

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP bao gồm các hành vi sau:

  • Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu.
  • Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu.
  • Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp
  • Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp
  • Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu gồm các hình thức sau:

  • Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh…

 

3. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

 Biện pháp dân sự là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo trình tự dân sự:

  • Bắt buộc người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, kể cả các biện pháp ngăn ngừa việc đưa các sản phẩm xâm phạm vào các kênh thương mại, nếu sản phẩm đó đã được nhập khẩu và hoàn tất thủ tục hải quan;
  • Bắt buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại, kể cả khoản lợi nhuận đáng lẽ mình thu được khi không xảy ra hành vi xâm phạm của bị đơn;
  • Bắt buộc bị đơn phải trả cho mình chi phí tham gia vụ kiện, kể cả chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Nhằm đối phó với tình trạng tẩu tán, tiêu huỷ tang vật xâm phạm hoặc tẩu tán tài sản dùng để thi hành lệnh xử lý hoặc bồi thường trong các tình huống đặc biệt, người có quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm có thể yêu cầu Toà án ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Nội dung của biện pháp tạm thời có thể là:

  • Tạm giữ hàng hoá, sản phẩm bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi có căn cứ để nghi ngờ rằng bên xâm phạm có thể tẩu tán hoặc tiêu huỷ các hàng hoá, sản phẩm đó;
  • Lục soát nơi tàng trữ hàng hoá bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc nơi mà bị đơn kiểm soát với điều kiện là có cơ sở để tin rằng ở đó có tàng trữ chứng cứ và có nguy cơ chứng cứ đó bị thủ tiêu;
  • Tạm thời niêm phong thiết bị, phương tiện được dùng để thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Tạm thời phong toả tài khoản của bị đơn nhằm bảo đảm tài chính để khắc phục hậu quả hoặc đền bù thiệt hại do việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra.

4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự  là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu được quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Quảng cáo

Các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm:

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192)
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi 144 (Điều 195)
  • Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 226)

Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của việc phạm tội, mức phạt có thể được áp dụng là phạt tiền hoặc phạt tù tương ứng với hành vi phạm tội quy định tại Bộ luật hình sự.

5. Các biện pháp khác

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Cụ thể:

5.1 : Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Là các biện pháp dưới đây được áp dụng theo yêu cầu của chủ thể quyền đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, gồm: thu giữ, kê biên, niêm phomg, cấm thay dổi hiện trạng, cấm di chuyển, cấm dịch chuyển quyền sở hữu.

5.2 : Biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính

Là các biện pháp tạm giữ người, tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp và các biện pháp hành chính khác quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

5.3 : Biện pháp kiểm soát hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu

Liên quan đến sở hữu công nghiệp được áp dụng khi chủ thể quyền sở hữu trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu hoặc nộp đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm sở hữu công nghiệp.

Gọi ngay 1900 6518 nếu Bạn cần hỗ trợ bất cứ điều gì!

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn