logo

Quy trình họp đại hội đồng cổ đông theo Luật Doanh nghiệp 2014

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 09-12-2018 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1178 Lượt xem

Với những công ty cổ phần, quy trình họp đại hội đồng cổ đông cực kỳ quan trọng, cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những sai sót không đáng có xảy ra.

Quảng cáo

Nhiều công ty thường tìm đến sự giúp đỡ của Luật Hùng Sơn để được tư vấn pháp lý chính xác xoay quanh các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp.

Do đó, chúng tôi xin cung cấp đến quý vị một số thông tin hữu ích về vấn đề này theo Luật Doanh nghiệp 2014.

Quy trình họp Đại hội đồng cổ đông

Bước 1: Mời họp Đại hội đồng cổ đông

Người triệu tập họp phải gửi thông báo cho cổ đông tham dự phiên họp chậm nhất trước 10 ngày khi cuộc họp diễn ra. Họ phải gửi bằng phương thức đảm bảo (như chuyển phát nhanh có hồi báo) đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông; đồng thời đăng trên web của công ty và đăng báo cấp trung ương hoặc địa phương nếu xét thấy cần thiết và hợp lý theo quy định của Điều lệ công ty.

Nội dung thông báo mời họp gồm tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên cổ đông, địa chỉ thường trú của họ, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu với người dự họp. Đồng thời, thông báo phải gửi kèm theo tài liệu về chương trình họp, những tài liệu sử dụng trong cuộc họp, phiếu biểu quyết, phiếu chỉ định đại diện.

Nếu công ty có website, thông báo và tài liệu họp có thể đăng tải trên đó, miễn là đảm bảo các thông tin nơi, thời gian, cách thức tải tài liệu và công ty phải gửi tài liệu họp cho cổ đông nếu cổ đông yêu cầu.

Bước 2: Tiến hành họp đại hội đồng cổ đông

–  Điều kiện họp Đại hội đồng cổ đông: Có số cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết. Nếu không thành thì triệu tập lần 2 (sau 30 ngày) tối thiểu 33% phiếu biểu quyết. Lần 2 không họp được thì triệu tập lần 3 (cách triệu tập lần 2 20 ngày) và không phụ thuộc vào số phiếu biểu quyết nữa.

– Tiến hành cuộc họp:

Quảng cáo
  • Đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông (cổ đông trực tiếp tham dự hoặc đại diện theo ủy quyền);
  •  Khai mạc cuộc họp;
  • Bầu Chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu;
  • Chương trình và nội dung họp được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ mốc thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
  •  Đại hội đồng cổ đông tiến hành thảo luận và biểu quyết lần lượt theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được ghi nhận bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố trước khi bế mạc cuộc họp (trừ Điều lệ có quy định khác).

Bước 3: Thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Nghị quyết được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp tán thành (trừ trường hợp  Điều lệ công ty quy định tỷ lệ khác), bao gồm các nội dung sau:

  •  Loại cổ phần, tổng số cổ phần từng loại;
  • Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty;
  • Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty;
  • Dự án đầu tư/ bán tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 35% tổng giá trị tài sản hoặc tỷ lệ/ giá trị khác do Điều lệ công ty quy định;
  • Tổ chức lại công ty hoặc giải thể công ty;
  •  Các vấn đề khác do Điều lệ quy định.

Các nghị quyết không thuộc nội dung trên được thông qua khi đạt ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp do Điều lệ công ty quy định.

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có thể được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản,  được thông qua nếu đạt ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành hoặc tỷ lệ khác do Điều lệ công ty quy định.

Bước 4: Thông báo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp trong thời hạn 15 ngày, tính từ ngày nghị quyết được thông qua; trường hợp công ty có trang web, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng hình thức đăng tải lên trang web của công ty.

Ngày có hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông tính từ ngày nghị quyết đó được thông qua hoặc tính từ thời điểm ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết đó.

Trường hợp ngoại lệ, các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được xem là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi quy trình họp đại hội đồng cổ đông không được thực hiện đúng như quy định.

Luật Hùng Sơn chuyên hỗ trợ tư vấn quy trình họp Đại hội đồng cổ đông

Trên đây là bài chia sẻ thông tin pháp lý của Luật Hùng Sơn đến quý khách liên quan đến quy trình họp đại hội đồng cổ đông. Với các doanh nghiệp trẻ, chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý nội bộ công ty cổ phần, những sai sót và sự lúng túng trong triển khai cuộc họp là điều đương nhiên.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách thực hiện tốt nhất cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên cũng như bất thường. Mọi thông tin chi tiết liên quan đến tư vấn lĩnh vực doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn thông qua tổng đài 19006518.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn