Quy trình đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Sổ đỏ, Sổ hồng là giấy tờ về nhà đất rất quan trọng mà chúng ta vẫn hay nhắc tới, nhưng vẫn nhiều người nhầm lẫn trong cách đọc tên. Đồng thời nó còn là điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở. Dưới đây Luật Hùng Sơn sẽ gửi đến bạn đọc về quy trình đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Quảng cáo

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng được gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

Có phải đổi sổ đỏ, sổ hồng cũ sang sổ đỏ, sổ hồng mới hay không?

Như chúng ta đã nói ở phần trên, chúng ta thường sẽ dựa vào màu sắc mà người dân hay có những tên gọi khác nhau cho các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và mỗi loại giấy chứng nhận cũng sẽ có những điểm khác nhau. Cụ thể như sau:

– Sổ hồng cũ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng cấp (mẫu Sổ hồng được cấp trước ngày 10/12/2009)

– Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Sổ hồng mới: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (mẫu Sổ hồng mới được cấp Từ ngày 10/12/2009 đến nay).

Căn cứ theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định nội dung sau đây:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”

Bên cạnh đó thì theo điểm a khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ thì quy định nội dung sau đây:

“Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; “

Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ từ các quy định pháp luật được nêu cụ thể bên trên, theo Luật Đất đai năm 2014, người dân sẽ không bắt buộc người dân đổi từ sổ đỏ và sổ hồng cũ sang Sổ hồng mới. Việc thau đổi này được thực hiện nếu như người dân có nhu cầu đổi theo quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ được nêu cụ thể ở phần trên.

Khi nào người dân được cấp đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng?

Các trường hợp người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao gồm:

Trường hợp chủ thể là người sử dụng đất có nhu cầu đổi:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (bìa màu hồng);

Quảng cáo

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc

– Các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009, bao gồm các loại sau đây:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ);

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bìa màu đỏ).

  • Người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng khi các loại giấy chứng nhận trên đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
  • Người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng do việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.
  • Người dân được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng đối với trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi để nhằm mục đích ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Trình tự, thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Để nhằm mục đích có thể thực hiện việc cấp đổi, chủ thể là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ có trách nhiệm cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

Chủ thể là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi:

Theo quy định cụ thể tạ khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phần hồ sơ đề nghị cấp đổi bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Cần lưu ý đối với riêng với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì các chủ thể sẽ cần phải có bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc.

Trình tự thực hiện bao gồm các bước cụ thể như sau:

– Bước 1. Các chủ thể thực hiện nộp hồ sơ:

Bao gồm các giấy tờ và các loại tài liệu được nêu cụ thể bên trên.

Nơi nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trao Phiếu tiếp nhận cho chủ thể là người nộp hồ sơ.

– Bước 3. Giải quyết:

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ theo đúng quy định và trình tự pháp luật.

– Bước 4. Trả kết quả:

Thời hạn giải quyết căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thì không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; thời hạn giải quyết cũng sẽ không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Trong trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều chủ thể là người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày.

Thời gian trên pháp luật cũng quy định không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ thể là người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp chủ thể sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng và việc đổi sổ đỏ sang hồng mà Luật Hùng Sơn gửi đến bạn đọc. Trong quá trình đọc, quý khách cần hỗ trợ chi tiết hơn vui lòng liên hệ qua hotline 19006518.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn