Quy định về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 17-01-2022 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 353 Lượt xem

Quy định về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay thì tạm ngừng kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tổn thất của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn hiểu hơn về những quy định về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Quảng cáo

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Quy định về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Tạm ngừng kinh doanh tương tự như quyền được đăng ký hoạt động, thay đổi đăng ký kinh doanh hay phá sản, giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực thi quyền này thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau trước khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh:

  • Doanh nghiệp cần soạn thảo một bộ hồ sơ hợp lệ để tạm ngừng kinh doanh gửi đến cơ quan quản lý doanh nghiệp trước 03 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chính thức tạm ngừng kinh doanh;
  • Mã số doanh nghiệp, mã số thuế không bị có văn bản hạn chế thay đổi của cơ quan quản lý ( phòng đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế) hoặc bị tạm khóa. Chỉ những doanh nghiệp không kê khai báo cáo thuế, nợ thuế quá thời gian quy định hoặc đã bị xử phạt hành chính nhưng chưa chấp hành thì cơ quan chức năng mới có những động thái này;
  • Trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất những hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Có những trường hợp, doanh nghiệp thực hiện sửa đổi thông tin công ty hoặc thêm cổ đông, vốn, thay đổi trụ sở và hoàn tất hồ sơ nộp tới Sở kế hoạch và đầu tư nhưng nhận được phản hồi của cơ quan này thì buộc doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục hoặc hồ sơ trước đó để bắt đầu quá trình nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh;
  • Đã tạm ngừng kinh doanh các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp như văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của công ty.

quy định về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Thời hạn tạm ngừng hoạt động

Đối với doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp là không quá một năm. Khi hết thời hạn trên nếu doanh nghiệp muốn tạm ngừng doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Đối với hộ kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 của Nghị định 01/2021 thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh là vô thời hạn.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế?

Trước đây, sau khi đủ điều kiện cấp Giấy đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ gửi hồ sơ của doanh nghiệp đến cơ quan thuế. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải hoàn thiện hồ sơ thuế và gửi hồ sơ trong vòng 30 đến 40 ngày. Nếu doanh nghiệp mà không gửi hồ sơ đến cơ quan thuế xử lý thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoạt động và phải thực hiện đóng thuế hàng quý theo quy định của pháp luật.

Các tài liệu. hồ sơ, liên quan đến thuế doanh nghiệp cần xử lý với cơ quan thuế bao gồm: tờ khai thuế giá trị gia tăng, báo cáo tài chính (nếu hoạt động quá 3 tháng trong 1 năm), báo cáo sử dụng hóa đơn, … Sau khi cung cấp đầy đủ các giấy tờ trên, cơ quan thuế sẽ ra thông báo nhằm xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế. Khi đó, thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế của doanh nghiệp mới hoàn tất.

Tuy nhiên, hiện nay để có lợi cho doanh nghiệp và tránh những thủ tục rườm rà, không đáng có thì theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ không cần tiến hành thủ tục gì với cơ quan thuế.

Tạm ngừng kinh doanh phải làm thủ tục thông báo

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trong trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở xuống thì sẽ không phải làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức soạn thảo các tài liệu, giấy tờ theo quy định. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức có thể nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thụ lý hồ sơ, trong quá trình giải quyết, nếu xét thấy cần thiết có thể xin ý kiến của các cơ quan liên quan và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ. Sau khi có kết quả giải quyết hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng hồ sơ của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình trạng hồ sơ của mình.

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp bản cứng hồ sơ giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng kinh doanh kể từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động sẽ đều phải dừng lại. Doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc doanh nghiệp xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

Quảng cáo

5. Tạm ngừng kinh doanh không phải thông báo với cơ quan thuế

Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC đã có quy định rằng Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin của người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh trong thời gian chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của người nộp thuế.

Như vậy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Còn việc gửi thông báo với cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh.

Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Đối với doanh nghiệp

Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP đã quy định rõ về mức xử phạt đối với doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:

Thứ nhất, mức phạt tiền được áp dụng như sau:

  • Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 01 – 02 triệu đồng.
  • Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Thứ hai, mức phạt bổ sung: Nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 năm thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với hộ kinh doanh

Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP  đã quy định rõ về mức xử phạt đối với hộ kinh doanh không thông báo tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:

Thứ nhất, mức phạt tiền với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn (dưới 06 tháng) là từ 500.000 – 01 triệu đồng. Còn đối với hành vi ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo là từ 01 – 02 triệu đồng.

Thứ hai mức phạt bổ sung: Buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh

Theo điểm a khoản 2 Điều 4 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý và hồ sơ quyết toán năm.

Riêng cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán mà tạm ngừng hoạt động, tạm ngừng kinh doanh thì được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán.

Đồng thời, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh này, người nộp thuế cũng không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nếu doanh nghiệp được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và hồ sơ khai thuế theo quy định.

Đối với lệ phí môn bài thì theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài mà đang hoạt động nếu có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, tạm ngừng kinh doanh trong năm dương lịch thì sẽ không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động, tạm ngừng kinh doanh nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, tạm ngừng kinh doanh được gửi tới cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;
  • Thứ hai, doanh nghiệp chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, tạm ngừng kinh doanh.

Hy vọng những thông tin quy định về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp mà Luật Hùng Sơn chia sẻ ở trên sẽ hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 6518 để được các chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn