Quy định về phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu

Nhãn hiệu hiểu một cách đơn giản đó chính là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể là bất kỳ từ ngữ, chữ cái, hay số hoặc hình vẽ, hình ảnh, màu sắc…. hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu kể trên được sử dụng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác nhau có thể được coi là nhãn hiệu. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới thì một nhãn hiệu có thể xin đăng ký bảo hộ ở dạng màu trắng – đen hoặc ở dạng màu hoặc cả trắng – đen lẫn màu sắc. Vậy pháp luật quy định về phạm vi bảo hội đối với nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu như thế nào?

Quảng cáo

1. Phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu đen-trắng, nhãn hiệu màu

Đối với quy định về bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng màu trắng – đen hoặc màu sắc thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở cách tiếp cận thứ nhất thì phạm vi của một nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký, nhãn hiệu được đăng ký như nào thì sẽ được bảo hộ như thế. Vì vậy, một chủ sở hữu nhãn hiệu trắng – đen không thể tự ý sử dụng nhãn hiệu ở các màu sắc tùy ý hay nói cách khác đó là việc sử dụng nhãn hiệu như vậy không thuộc quyền được bảo hộ của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Ở cách tiếp cận thứ hai, cách hiểu này linh hoạt hơn bởi vì theo cách hiểu này nhãn hiệu được đăng ký ở dạng đen – trắng thì có nghĩa là nội dung (hình/chữ) của nhãn hiệu đó đã đươc bảo hộ. Chính vì vậy, nhãn hiệu có thể được sử dụng với các màu sắc khác nhau miễn là chữ/hình của nhãn hiệu vẫn giữ nguyên còn màu sắc sử dụng không phải là thành phần chính để phân biệt của nhãn hiệu. Trường hợp màu sắc là thành phần tự thân đóng góp vào tính phân biệt của nhãn hiệu thì nhãn hiệu phải được đăng ký ở dạng màu sắc để có thể đạt được sự bảo hộ cao nhất.

Chính vì thế, một nhãn hiệu được đăng ký ở dạng màu sắc nói chung sẽ được bảo hộ mạnh hơn so với cùng nhãn hiệu được bảo hộ ở dạng màu trắng – đen. Xuất phát từ lý do, ngoài việc được bảo hộ về mặt nội dung (chữ/hình) như một nhãn hiệu đen-trắng thì nhãn hiệu có chứa màu sắc còn được bảo hộ đối với cả màu sắc hoặc kết hợp màu sắc, điều này giúp cho việc bảo vệ nhãn hiệu và  chống lại các hành vi xâm phạm bằng cách sử dụng các màu sắc tương tự gây nhầm lẫn.

Tuy nhiên, nếu đã đăng ký nhãn hiệu ở dạng màu sắc thì chủ nhãn hiệu lại bị hạn chế trong việc sử dụng, cụ thể là chỉ được sử dụng màu sắc đã đăng ký đúng như mẫu đã đăng ký khi đã đăng ký. Ở trường hợp đó nhãn hiệu trắng – đen lại có ưu thế đó là giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu có thể linh hoạt trong việc sử dụng nhãn hiệu một cách rộng hơn và linh hoạt hơn, với các phương án màu khác nhau sao cho phù hợp với các điều kiện thực tế. Vì vậy, nếu có đủ điều kiện, chủ sở hữu nhãn hiệu nên tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cả ở dạng trangws đen lẫn mầu sắc để có sự bảo hộ cao nhất.

phạm vi bảo hộ nhãn hiệu

2. Mối quan hệ giữa một nhãn hiệu trắng – đen với cùng nhãn hiệu đó nhưng có màu sắc

Vấn đề pháp lý được đặt ra về sự liên quan về mặt pháp lý giữa một nhãn hiệu có màu trắng – đen với cùng nhãn hiệu đó nhưng có màu sắc:

2.1. Đối với quyền ưu tiên

Môt nhãn hiệu trắng – đen có trước liệu có thể làm cơ sở để xin quyền ưu tiên cho cùng nhãn hiệu đó được xin đăng ký ở dạng màu sắc? Theo quy định pháp luật hiện hành thì một nhãn hiệu muốn được hưởng quyền ưu tiên thì phải căn cứ vào cùng nhãn hiệu đã được nộp đơn đăng ký trước đó nên mọi sự khác biệt giữa các nhãn hiệu liên quan sẽ gặp phải sự phản đối. Vì vậy, một nhãn hiệu đã được đăng ký ở dạng trắng – đen sẽ không được coi là cơ sở để có thể xin quyền ưu tiên đối với cùng nhãn hiệu xin đăng ký ở dạng màu. Nhưng nếu sự khác biệt về màu mà nhỏ đến mức người tiêu dụng trung bình không nhận biết được thì các nhãn hiệu đó có thể coi là trùng nhau để có thể xin hưởng quyền ưu tiên.

Quảng cáo

2.2. Về khả năng sử dụng làm cơ sở để từ chối đăng ký nhãn hiệu

Khác biệt giữa nhãn hiệu trắng – đen và nhãn hiệu màu, tuy có cùng đường nét và hình dạng như nói chung người tiêu dùng trung bình đều có thể nhận biết được nên không thể coi là  trùng nhau để có thể làm cơ sở cho việc từ chối đăng ký nhãn hiệu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ đó là sự khác biệt không đáng kể mà những người tiêu dùng trung bình không dễ dàng có thể nhận biết được thì các nhãn hiệu đó mới được coi là trùng nhau.

2.3. Về khả năng dùng làm chứng cứ về sử dụng nhãn hiệu

Đối với việc sử dụng phiên bản màu của một nhãn hiệu trắng – đen đã đăng ký có được xem là nhãn hiệu trắng – đen đó đã được sử dụng hay không thì còn phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể. Việc sử dụng màu cho một nhãn hiệu trắng – đen đã đăng ký sẽ không bị coi là làm thay đổi nhãn hiệu đó nếu:

– Các thành phần hình và chữ vẫn được giữ nguyên và là thành phần chính của nhãn hiệu;

– Sự tương phản tối sáng của nhãn hiệu được giữ nguyên;

– Màu sắc của nhãn hiệu không mang tính phân biệt tự thân và đó không phải là một đặc điểm dùng để phân biệt của nhãn hiệu.

Trên đây là Quy định về phạm vi bảo hội đối với nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu bạn cần biết. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6518 để được hỗ trợ tốt nhất.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn