Quản lý thị trường là gì? Chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường

Ngày nay, hẳn là rất nhiều người kinh doanh buôn bán đã nghe đến Quản lý thị trường. Vậy Quản lý thị trường là gì? Nhiệm vụ và chức năng của quản lý thị trường ra sao cùng Luật Hùng sơn tìm hiểu

Quảng cáo

Quản lý thị trường là gì

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổ chức bộ máy của quản lý thị trường?

Các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm:

  • Văn phòng Tổng cục;
  • Vụ Tổ chức cán bộ;
  • Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính;
  • Vụ Chính sách – Pháp chế;
  • Vụ Thanh tra – Kiểm tra;
  • Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường.

Văn phòng Tổng cục có 03 phòng và Trung tâm Thông tin truyền thông quản lý thị trường; Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có 04 phòng.

Quản lý thị trường được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương tới địa phương: Quản lý thị trường là gì

  • Ở Trung ương: Có Cục quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương mại, do Cục trưởng phụ trách. Cục quản lý thị trường có cơ quan đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Ở cấp tỉnh: Có Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, do Chi cục trưởng (cũng đồng thời là Phó giám đốc Sở Công thương) phụ trách.
  • Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: có Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh do Đội trưởng phụ trách.

Chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường

Dựa vào cơ cấu tổ chức được phân tích trên đây của quản lý thị trường có thể phân tích chức năng nhiệm vụ của quản lý thị trường như sau:

Quảng cáo

Đối với Cục quản lý thị trường: Quản lý thị trường là gì

  • Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại thị trường trong nước. Đồng thời, kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường.
  • Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách.
  • Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động, kiểm tra việc chấp hành quy chế công tác quản lý thị trường của các đội quản lý thị trường và kiểm soát viên thị trường.
  • Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của các đội quản lý thị trường và các hành vi vi phạm pháp luật của kiểm soát viên thị trường.
  • Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
  • Đồng thời quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soát viên; quản lý tài chính, tài sản và một số chức năng nhiệm vụ khác cần thiết cho hoạt động của toàn Cục.

Đối với chi cục quản lý thị trường:

Chi cục quản lý thị trường sẽ giúp Giám đốc Sở thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cũng như tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn. Đồng thời xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra; kiểm soát và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Công chức quản lý thị trường

Được giao trách nhiệm kiểm tra; kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.  Khi tiến hành việc kiểm tra phải xuất trình thẻ kiểm tra thị trường; Trong trường hợp pháp luật quy định việc thanh tra, kiểm tra phải có quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền thì đồng thời với việc xuất trình thẻ kiểm tra phải xuất trình quyết định kiểm tra. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường; chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Thực hiện đúng thủ tục thanh tra, kiểm tra, không gây phiền hà sách nhiễu, cản trở hoạt động thương mại bình thường và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của thương nhân; cuối cùng là phải báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra, kiểm tra để kiến nghị biện pháp giải quyết.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Quản lý thị trường là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn