logo

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 10-11-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 273 Lượt xem

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít người phân biệt được vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.  

Quảng cáo

Tìm hiểu về vốn điều lệ

Theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm vốn điều lệ cụ thể như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Theo đó, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Dựa vào đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.

Vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ

Đối với các doanh nghiệp, vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng:

Vốn điều lệ được xem là cơ sở nhằm xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp của cổ đông, thành viên trong công ty. Từ đó giúp việc phân chia quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ giữa các cổ đông, thành viên trong công ty.

Quảng cáo

Là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Vốn điều lệ đồng thời cũng thể hiện cam kết trách nhiệm bằng tài sản của công ty với đối tác, khách hàng. Do đó, vốn điều lệ càng cao thì mức độ tin cậy của đối tác, khách hàng đối với doanh nghiệp càng lớn.

Tìm hiểu về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động. Tổng vốn chủ sở hữu được tính sau khi đã khấu trừ đi các khoản nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu được xem là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp một cách bền vững và lâu dài, là cơ sở để định giá cho giá trị của doanh nghiệp. Tất cả thành viên góp vốn sẽ được hưởng quyền lợi như nhau trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, mức lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Khi doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh, nguồn vốn này sẽ được ưu tiên cho việc trả nợ, phần còn lại sẽ chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn ban đầu.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Luật Hùng Sơn đưa ra các tiêu chí để phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như sau:

Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu
Về bản chất Là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty đó Là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được
Cơ chế hình thành hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty hình thành do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do nhà nước cấp, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp
Đặc điểm Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản tài sản hoặc cũng có thể là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ
Ý nghĩa cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp

Trên đây là bài viết về Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

 

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn