Làm thế nào để có thể phân biệt được sổ đỏ thật giả?

Việc kiểm tra Sổ đỏ là thật hay giả trước khi ký kết các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển nhượng nhà đất, góp vốn quyền sử dụng đất,… là rất quan trọng. Vậy, làm thế nào để có thể phân biệt Sổ đỏ thật giả?  Bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây để có thể tránh được những thiệt hại không đáng có. 

Quảng cáo

1. Cách phân biệt sổ đỏ thật, sổ đỏ giả?

Cách 1: Xem kỹ số seri hay mã vạch in tại cuối trang 4 của Sổ đỏ

Mã vạch của sổ đỏ được cơ quan nhà nước dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận QSDĐ và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Mã vạch của sổ đỏ có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.STT.

Trong đó: MX là mã xã/ phường cấp GCNQSDĐ; 

MN là mã năm cấp GCNQSDĐ; 

STT là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ đăng ký đất đai, tương ứng với Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp lần đầu theo quy định của pháp luật về hồ sơ địa chính của Bộ TN&MT.

Dãy số mã vạch có thể gồm 13 hoặc 15 chữ số. Trong trường hợp giấy chứng nhận QSDĐ thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì dãy số mã vạch có 15 chữ số, còn các trường hợp còn lại thì dãy số mã vạch sẽ có 13 chữ số.

Cách 2: Kiểm tra mẫu Sổ đỏ theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Giấy chứng nhận QSDĐ sẽ được Bộ TN&MT phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, mọi loại nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận QSDĐ gồm một tờ có 04 trang, được in trên nền hoa văn trống đồng, trang giấy có màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng. Mỗi trang của Sổ đỏ có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

– Trang 1 của Sổ đỏ gồm Quốc hiệu, Tiêu ngữ, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in bằng màu đỏ . Trang này gồm:

Mục I: Tên của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và số seri phát hành Sổ đỏ, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số seri này gồm hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số, được in màu đen.

– Trang 2  được in chữ màu đen gồm các nội dung sau:

Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có chứa các thông tin liên quan đến:

+Thông tin về thửa đất, thông tin về nhà ở, thông tin về công trình xây dựng khác rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;

+ Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận QSDĐ và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ;

+ Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ;

Quảng cáo

– Trang 3 in chữ màu đen gồm các nội dung sau:

Mục III. Sơ đồ của thửa đất, sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mục IV. Những thay đổi sau khi được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ;

– Trang 4 được in bằng chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo liên quan đến mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận QSDĐ”; các nội dung lưu ý đối với người được cấp GCNQSDĐ và mã vạch của sổ đỏ;

Cách 3: Kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký đất đai.

Ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền này, bạn sẽ kiểm tra được thông tin thửa đất một cách chính xác; kiểm tra được mã vạch của sổ đỏ, và nhận biết được sổ đỏ là thật hay sổ đỏ là giả.

Cách 4: Kiểm tra sổ đỏ giả bằng kính lúp

Sổ đỏ thật được in bằng phương pháp in offset, do vậy, màu sắc của sổ đỏ thật rất sắc nét, màu mực đồng màu trên cùng một chi tiết in. Còn sổ đỏ giả mạo do in màu kỹ thuật số nên chi tiết in sẽ không được sắc nét, có nhiều hạt mực có màu đậm nhạt khác nhau trên cùng một chi tiết in.

Cách 5: Dùng đèn pin hoặc nguồn sáng khác để kiểm tra sổ đỏ là thật hay giả

Dùng đèn pin chiếu xiên một góc 10-20 độ với mặt giấy tại vị trí có hình dấu ở góc dưới bên tay phải của mặt trước phần dấu nổi có mã số hiệu được đóng hoặc in vào chính giữa dấu nổi do mã số hiệu ở sổ đỏ thật được tạo ra bằng phương pháp in Typo. Ngược lại với sổ đỏ giả, mã số hiệu được tạo ra bằng phương pháp in màu kỹ thuật số nên khi chiếu đèn pin ta thấy mã số hiệu thường bị lệch so với hình dấu nổi.

phân biệt sổ đỏ thật sổ đỏ giả

2. Sổ đỏ giả có công chứng được không?

Khoản 2 điều 7 Luật công chứng 2014 có quy định nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi sau đây: Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật hay sử dụng các giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng công chứng;

Cũng tại khoản 3 Điều 40 của Luật này có quy định khi công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn Công chứng viên phải kiểm tra giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chứng viên thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Như vậy, trong trường hợp công chứng viên phát hiện ra sổ đỏ để công chứng là giả thì sẽ không thẻ công chứng được. 

Ngược lại nếu công chứng viên không phát hiện được Sổ đỏ được dùng để công chứng là giả thì sẽ không được công chứng. Tuy nhiên, trường hợp, công chứng viên không phát hiện sổ đỏ là giả nên vẫn công chứng gây ra thiệt hại cho khách hàng thì có một phần lỗi của công chứng viên.

Theo khoản 1 điều 38 Luật công chứng, tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

Công chứng viên với lỗi cố ý như cấu kết với kẻ lừa đảo, biết Sổ đỏ là giả nhưng làm ngơ cho qua và vẫn thực hiện công chứng sổ đỏ, gây thiệt hại cho khách hàng… sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây công ty Luật Hùng Sơn đã cung cấp cho quý khách hàng những quy định của pháp luật về việc phân biệt sổ đỏ thật giả. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006518 để được tư vấn giải đáp một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn