logo

Làm sao để phân biệt phát minh với sáng chế?

Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi thắc mắc và mong muốn được Luật sư giúp tôi giải đáp như sau: Khi tìm hiểu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tôi phát hiện tôi còn khá mơ hồ giữa khái niệm phát minh và khái niệm sáng chế. Điều này gây ra cho tôi một số rắc rối nhỏ. Vậy Luật sư có thể giúp tôi phân biệt phát minh với sáng chế là như thế nào không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Luật Hùng Sơn, về vấn đề phân biệt phát minh với sáng chế, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp như sau.

1. Thế nào là phát minh?

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về nghĩa và khái niệm của phát minh. Nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu, phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc là những hiện tượng của thế giới vật chất khách quan mà vào khoảng thời gian trước đó chưa có ai biết đến, nhờ vậy đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người.

Phát minh có khả năng áp dụng để giải thích thế giới nhưng lại chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống, hoạt động sản xuất.

2. Sáng chế theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Khoản 12 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì sáng chế chính là giải pháp kỹ thuật tồn tại dưới dạng sản phẩm hoặc là quy trình để nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Xem thêm

phân biệt phát minh và sáng chế

3. Phân biệt phát minh với sáng chế cụ thể

Về hình thức bảo hộ:

– Phát minh: là đối tượng được bảo hộ về quyền tác giả, tuy nhiên phát minh không được bảo hộ nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức.

– Sáng chế: là đối tượng được bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp và cũng được bảo hộ độc quyền về nội dung.

Về sự tồn tại:

– Phát minh chỉ tồn tại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, tồn tại khách quan và không có tính mới.

Quảng cáo

– Sáng chế không tồn tại có sẵn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên mà phải trải qua quá trình đầu tư về mặt tài chính, nguồn nhân lực mới có thể tạo ra. Sáng chế có khả năng áp dụng trực tiếp vào đời sống và sản xuất.

Về giá trị thương mại:

– Phát minh sẽ có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng phát minh chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống và sản xuất mà phải thông qua các giải pháp về kỹ thuật. Phát minh không có giá trị thương mại.

– Sáng chế có giá trị thương mại. Có thể chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế hoặc là chuyển quyền sử dụng sáng chế.

Về điều kiện để được bảo hộ:

– Phát minh được bảo hộ về quyền tác giả theo Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Các loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả: tác phẩm khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo trình, sách giáo khoa, tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc là ký tự khác; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm báo chí; tác phẩm sân khấu; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương thức tương tự; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, công trình khoa học; bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; sưu tập dữ liệu, chương trình máy tính.

– Sáng chế được bảo hộ theo Điều 58 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Một sáng chế muốn được bảo hộ theo quy định này phải đáp ứng được điều kiện về tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Trên đây là các thông tin pháp luật cơ bản giúp phân biệt phát minh với sáng chế. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top