Hoạt động mua bán công ty tại Việt Nam hiện không còn quá xa lạ với giới kinh doanh. Khi đã đủ lớn mạnh và muốn mở rộng thêm thị trường hoặc thâu tóm đối thủ, các doanh nghiệp thường tìm đến Luật Hùng Sơn nhờ giúp đỡ về thủ tục mua bán công ty.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi hi vọng bài chia sẻ sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những thương vụ mua bán công ty cùng thủ tục thực hiện hoạt động này đúng theo quy định pháp luật.
Mua lại công ty là gì?
Mua lại công ty được hiểu là việc một công ty mua toàn bộ hoặc chỉ một phần vốn của công ty khác đủ để hưởng quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoạt động hoặc một số ngành nghề của công ty bị mua lại.
Hiện tại, chỉ có loại hình Doanh nghiệp tư nhân mới được “mua bán” theo đúng nghĩa đen. Loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn được mua lại theo hình thức mua phần vốn góp. Loại hình Công ty Cổ phần được mua lại theo hình thức mua cổ phần.
Điều kiện để được mua bán cổ phần/ phần vốn góp công ty
Các đối tượng bị cấm thực hiện hoạt động này bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân dùng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp nhà nước để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các đối tượng không được phép góp vốn vào doanh nghiệp theo pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiến trình chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục mua bán công ty
Khi đồng ý ủy quyền cho Luật Hùng Sơn giúp bạn hoàn tất thương vụ mua bán, chúng tôi sẽ thực hiện các công đoạn sau:
Thẩm định pháp lý thông qua đánh giá tài liệu
Đây là một trong những công đoạn khó khăn và đòi hỏi kiến thức bao quát của luật sư cùng kỹ năng phân tích, đánh giá dày dặn. Mục đích của việc thẩm định pháp lý là chỉ ra các nghĩa vụ tiềm ẩn, các trở ngại pháp lý, phát hiện rủi ro để đưa ra ý kiến tư vấn.
Thẩm định pháp lý thường xem xét đến các yếu tố:
– Sự tồn tại của đối tượng mua bán: Xem các Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Đầu tư (nếu có), Chứng nhận mẫu dấu, xác nhận của cơ quan thuế. Nếu doanh nghiệp chưa công bố mẫu dấu nghĩa là chưa đi vào hoạt động. Do đó, không nên mua lại.
– Cổ đông/ Thành viên: Xác nhận phần vốn góp, Chứng nhận cổ đông/ thành viên, Điều lệ công ty, các thỏa thuận cổ đông/ thành viên (nếu có).
– Cơ cấu tổ chức, quản trị công ty: Quyền ứng với chức danh, các biên bản họp, nhận ra những quyết định không đúng thẩm quyền.
– Lao động: Xem xét hợp đồng lao động, WP, nội quy, bảng lương,…
– Tài sản: Tài sản có đăng ký (đất, công trình trên đất, Sở hữu trí tuệ, xe cộ của công ty,…) và tài sản không đăng ký (công cụ, thiết bị, hóa đơn, hợp đồng mua bán,…). Chú ý các trường hợp cầm cố, thế chấp,…
– Sản phẩm: Các giấy phép, giấy chứng nhận về hàng hóa, dịch vụ.
– Thuế: Thuế là một trong những rủi ro cần đề phòng bởi chuyển giao quyền sở hữu cũng chuyển kèm nghĩa vụ. Nếu công ty bạn dự định mua đang nợ thuế, bạn có thể khấu trừ thuế vào giá mua.
– Tranh chấp: Tìm hiểu vụ việc công ty đó đang bị khởi tố (nếu có), tranh chấp nội bộ công ty (nếu có).
Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
Sau khi thẩm định pháp lý về mọi mặt, Luật Hùng Sơn sẽ đưa ra ý kiến tư vấn về các rủi ro, thuận lợi để doanh nghiệp quyết định có nên mua hay không.
– Soạn thảo Hợp đồng, các tài liệu liên quan
Luật Hùng Sơn nhận soạn thảo, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thực hiện thủ tục mua bán công ty.
– Đàm phán về giá cả, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp với công ty bị mua lại
Luật Hùng Sơn sẽ đàm phán những quyền lợi tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong thương vụ này.
– Thực hiện các thủ tục pháp lý
Cuối cùng, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục mua bán công ty theo đúng qui định pháp luật.
Thủ tục mua bán công ty
Thủ tục mua bán công ty TNHH
Trước hết, các thành viên khi muốn chuyển nhượng vốn phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
Nếu các thành viên còn lại của công ty không mua/ mua không hết trong thời hạn 30 ngày từ ngày chào bán thì người ngoài mới được mua phần vốn đó.
Việc thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi. Công ty gửi hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.
Thủ tục mua bán công ty cổ phần
- Soạn thảo, ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
- Lập biên bản xác nhận đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
- Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.
- Chỉnh sửa thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.
- Đăng ký thay đổi cổ đông.
Trên đây là bài chia sẻ về thủ tục mua bán công ty của Luật Hùng Sơn. Nếu bạn cần đến sự giúp đỡ của chúng tôi, vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn thông qua tổng đài 19006518.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023