logo

Người thành niên là gì? Quy định pháp luật về người thành niên

Người thành niên là gì? Người thành niên theo quy định của Bộ Luật dân sự? Quy định về người thành niên theo Bộ luật dân sự? Phân biệt giữa người thành niên và người chưa thành niên? Mời bạn đọc theo dõi chi tiết bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn

Quảng cáo

Người thành niên là gì?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Khoản 1 Điều 20 quy định: “ Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Đó là những người đã đến tuổi trưởng thành: từ 18 tuổi tròn trở lên. Cá nhân khi đủ mười tám tuổi tròn (tính theo ngày, tháng), còn phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần, mất trí, không bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nghĩa là, cá nhân đó có đủ khả năng để nhận thức việc mình làm, đủ khả năng để làm chủ, chỉ huy được hành vi của mình.”

Như vậy, những người từ đủ mười tám tuổi (tính theo ngày tròn) được suy đoán là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Những cá nhân này là những chủ thể có đầy đủ tư cách chủ thể và có thể tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập. 

Quy định về người thành niên theo Bộ luật dân sự

Ở trên đã trả lời cho câu hỏi Người thành niên là gì?. dưới đây là quy định về người thành niên.

Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này, cụ thể:

– Người mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Quảng cáo

– Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

 Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Phân biệt giữa người thành niên và người chưa thành niên

Khi nói đến khái niệm người chưa thành niên, ta có thể nhận biết ngay đó là người chưa đến tuổi trưởng thành. Tuổi trưởng thành của con người là độ tuổi cụ thể được pháp luật quy định hoặc thừa nhận là người đã thành niên và đã có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Trái lại, người chưa đến tuổi trưởng thành là chưa thành niên – chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ công dân là cơ sở pháp lý để phân biệt người thành niên với người chưa thành niên. Đồng thời, việc xác định một người là thành niên hoặc chưa thành niên là cơ sở xã hội để xác lập quyền và nghĩa vụ công dân đối với người đó. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Trong một số sách, báo và trong đối thoại thường ngày, ta còn có thể gặp khái niệm vị thành niên, một khái niệm hoàn toàn đồng nghĩa với chưa thành niên, vì vị được hiểu là thiếu, khuyết hoặc chưa tới hoặc chưa đủ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm và mục đích điều chỉnh của những quan hệ pháp luật cụ thể, từng ngành luật, điều luật lại có quy định về các độ tuổi khác nhau.

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện theo điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau (giữa người thành niên và người chưa thành niên) thì có sự nhận thức khác nhau, từ đó có khả năng thực hiện những hành vi ở mức độ khác nhau. Do đó, một người dù khoẻ mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa đủ 18 tuổi, được coi là người chưa thành niên.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Người thành niên là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn