Hiện nay, xã hội có cái nhìn thoáng hơn đối với người chuyển giới. Bởi ai cũng hiểu được rằng, vốn dĩ mọi người được sinh ra đều không được lựa chọn, nên việc họ mong muốn được tất cả mọi người thừa nhận giới tính thực sự của họ. Vì vậy, người chuyển giới cũng có những khao khát như thay đổi họ tên sao cho phù hợp. Do đó, theo bạn pháp luật có cho phép chuyển đổi giới tính không? Và người chuyển giới có được thay đổi họ, tên của chính mình không
1. Quyền thay đổi giới tính:
Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền xác định lại giới tính tại Điều 36 như sau:
Mỗi người đều có quyền xác định lại giới tính của chính mình.
- Trong trường hợp giới tính của một người chưa định hình chính xác hoặc bị khuyết tật bẩm sinh thì việc xác định lại giới tính của người đó được thực hiện cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định lại rõ giới tính của họ
- Cá nhân có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch nếu Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính của mình; ngoài ra cá nhân còn có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định.
Ngoài ra, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về chuyển đổi giới tính như sau:
- Cá nhân được quyền chuyển đổi giới tính và việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch như tên khai sinh, kết hôn, thay đổi, cải chính hộ tịch, nhận cha mẹ, con, xác định lại dân tộc, khai tử, bổ sung thông tin hộ tịch,… nếu cá nhân đã thực hiện chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, cá nhân còn có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.
Vì vậy, theo những quy định trên, mỗi người đều có quyền xác định lại giới tính của mình và thực hiện chuyển đổi giới tính của mình nếu có nhu cầu. Ngoài ra, nếu đã thực hiện những việc trên thì họ sẽ được thay đổi hộ tịch theo đúng giới tính đã được xác định như họ, tên, giới tính,..
Xem thêm >>> Có được tự ý đổi tên mà không cần bố mẹ cho phép?
2. Quyền thay đổi họ, tên sau khi chuyển đổi giới tính:
Căn cứ theo luật Hộ tịch năm 2014 tại Điều 26 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:
- Khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự thì được thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân có trong nội dung khai sinh đã đăng ký trước đó.
- Khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi thì được thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký
Tuy nhiên, theo Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không phải bất cứ trường hợp nào cá nhân cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi tên cho mình. Do đó, để có thể yêu cầu cải chính hộ tịch, thay đổi tên thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 28 về quyền thay đổi tên của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể như sau
1. Trong các trường hợp sau thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên cụ thể:
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Như vậy, theo điểm e, khoản 1 Điều 28 thì khi bạn đã xác định lại giới tính, hay đã chuyển đổi giới tính thì hoàn toàn có cơ sở để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch, thay đổi tên cho bạn. Bên cạnh đó cần lưu ý, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó. Quy định này của pháp luật hiện nay, có phần tiến bộ hơn so với trước kia, cũng coi như một phần an ủi tinh thần cho người chuyển giới. Giúp họ được thoải mái trong xã hội ngày nay, và được thỏa niềm khao khát sống thực với giới tính của chính họ.
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023