Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng tài sản theo quy định của Pháp Luật

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 03-10-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1180 Lượt xem

Bạn cho bạn hoặc một người nào đó vay 1 số tiền khá lớn, đóng lãi suất hàng tháng để kinh doanh. Nhưng việc làm ăn không thuận lợi, đến tháng bên kia không trả số tiền lãi và vốn được. Bạn muốn biết làm thế nào để lấy lại được số tiền? Trong bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về nghĩa vụ trả nợ của bên vay cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này nhé!

Quảng cáo

1. Những văn bản pháp luật liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay

Tất cả những quy định, điều lệ của pháp luật Việt Nam liên quan đến nghĩa vụ trả nợ được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật dưới đây. Các bạn nên tìm hiểu kỹ!

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay

nghĩa vụ trả nợ

2. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản?

2.1. Hợp đồng tài sản là gì?

Theo quy định tại điều 471 trong Bộ Luật dân sự 2005, hợp đồng vay tài sản là sự thảo thuận giữa các bên. Trong hợp đồng này, quy định rõ bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Đến kỳ hạn trả nợ, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng những gì đã trao đổi với nhau. Cụ thể, bên vay phải trả tài sản cùng loại đúng số lượng, chất lượng và trả lãi suất nếu đã thỏa thuận trước đó. 

2.2. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Theo quy định tại điều 466 trong bộ luật dân sự 2015:

– Bên vay tài sản là tiền thì đến kỳ hạn phải trả đủ tiền. Nếu tài sản là vậy thì trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng. Nếu muốn trả bằng theo cách khác, thì cần có sự đồng tình, thỏa thuận của 2 bên.

– Trong trường hợp bên vay không thể trả bằng vật thì có thể quy ra tiền. Số tiền này bằng với giá trị của vật đã vay tại thời điểm và thời điểm trả nợ. Tuy nhiên, để thực hiện được, bên vay cần có sự đồng ý của bên cho vay.

Quảng cáo

– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay. Nếu 2 bên có thỏa thuận khác thì địa điểm có thể thay đổi. 

– Nếu bên vay không có lãi suất nhưng đến hạn trả nợ không trả được đầy đủ thì bên vay bắt buộc phải trả lãi đối với khoản nợ trả chậm. Lãi suất được quy định theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.

– Trường hợp vay có lãi mà đến kỳ hạn trả, bên vay không trả hoặc không trả đầy đủ thì bên vay phải thực hiện:

Trả lãi dựa trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay. Trường hợp trả chậm thì còn phải trã lãi theo mức lãi suất đã được quy định tại 2 Điều 468 của Bộ luật 

Trừ trường hợp đã thỏa thuận thì lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian trả chậm. 

– Trong trường hợp bên vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả thì bạn có thể kiện ra lên tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bên vay đang sinh sống, yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải cung cấp đủ giấy tờ, hợp đồng vay. Tòa án sẽ xác minh lại, sau đó sẽ có biện pháp yêu cầu bên vay trả nợ.

Lưu ý: Bên vay tài sản là tiền thì đến kỳ hạn thanh toán sẽ phải trả đủ tiền và lãi suất theo đúng thỏa thuận. Trong trường hợp bên vay không thể trả đủ tiền thì có thể trả bằng các loại tài sản có giá trị theo thỏa thuận.

Trên đây là nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay tài sản. Nếu cần tư vấn gì thêm, các bạn hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn!

4/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn