Hiện nay việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa là sự lựa chọn của đông đảo các chủ đầu tư. Khi mới khởi nghiệp, đây là phương án lý tưởng vì dễ dàng quản lý nguồn lực và tài chính. Tuy nhiên nếu muốn thành lập loại doanh nghiệp này thì bạn nên lưu ý ngay những điều mà Luật Hùng Sơn chia sẻ dưới đây!
Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10-200 người và nguồn vốn pháp định dưới 20 tỷ. Doanh nghiệp vừa có số lượng lao động từ 200-300 và vốn pháp định từ 20-100 tỷ. Tuy nhiên khái niệm này chỉ áp dụng tại Việt Nam, cụ thể là theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ. Mỗi quốc gia trên thế giới lại có quy định về hình thức thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa, lớn khác nhau.
Lưu ý khi muốn thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các chủ đầu tư khi muốn thành lập công ty có quy mô nhỏ và vừa thường băn khoăn không biết thủ tục pháp lý có gì khác biệt hay không. Thực tế, khi thành lập bất cứ một hình thức doanh nghiệp nào, chủ đầu tư cũng cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Ngành nghề kinh doanh
Khi thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành nghề kinh doanh vẫn phải nằm trong danh sách các ngành nghề được cho phép kinh doanh tại Việt Nam. Nhóm ngành nghề này được phân thành 2 loại chính là:
- Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Nhóm ngành nghề kinh doanh không điều kiện.
Cụ thể từng ngành nghề, chủ đầu tư có thể liên hệ với Luật Hùng Sơn qua hotline: 0964509555 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn chính xác cũng như đưa ra những lời khuyên giúp chủ đầu tư thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp một cách nhanh nhất.
2. Tên công ty
Tên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tuân theo đúng quy định của cơ quan chức năng, tên phải đảm bảo các điều kiện:
- Không trùng lặp với bất cứ tên của công ty nào khác đã đăng ký và được lưu dữ liệu trên Cổng thông tin quốc gia.
- Tên được viết bằng tiếng việt, có cấu tạo gồm 2 thành tố là: loại hình công ty + tên công ty. Ví dụ: Công ty TNHH Hùng Sơn.
- Tên công ty phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Vốn điều lệ thành lập công ty nhỏ và vừa
Như đã chia sẻ ở trên, mỗi loại quy mô công ty lại có quy định về vốn cụ thể. Chẳng hạn công ty vừa thì có số vốn từ 20-100 tỷ, công ty nhỏ thì dưới 20 tỷ đồng. Vốn thành lập công ty bao gồm cả vốn điều lệ và vốn pháp định. Pháp luật Việt Nam không quy định số vốn điều lệ doanh nghiệp phải có khi thành lập công ty, tuy nhiên chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ càng để chọn số vốn thích hợp nhất, thuận lợi nhất cho kế hoạch phát triển của công ty mình.
4. Địa chỉ trụ sở chính của công ty
Địa chỉ công ty tưởng chừng có thể qua loa nhưng các chủ đầu tư vẫn rất cần thận trọng trong bước này. Các chủ đầu tư cần lưu ý địa chỉ trụ sở phải rõ ràng, gồm số nhà, tên phường, xã, quận, huyện, thị trấn và có địa chỉ liên hệ công khai gồm số fax, số điện thoại và email (thư điện tử).
Khi đáp ứng được cả 4 điều kiện trên, chủ đầu tư có thể yên tâm tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy trình gồm 4 bước quan trọng nhất là:
- Chuẩn bị hồ sơ và đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty.
- Đăng ký dấu pháp nhân tại cơ quan công an tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty.
- Đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại cơ quan thuế.
- Đăng ký thuế với Chi cục hoặc Cục thuế.
Thông thường trong quy trình này, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị vướng ở khâu chuẩn bị hồ sơ và tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do vậy, Luật Hùng Sơn khuyên các chủ đầu tư nên tìm đến đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp như chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình nhất. Luật Hùng Sơn đã giúp hàng trăm chủ đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp mà không tốn quá nhiều công sức, đặc biệt chi phí thành lập công ty còn hết sức hợp lý.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn là nỗi lo nữa nhé!
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023