Vì mục đích lợi nhuận, nên tình trạng buôn bán hàng giả ngày càng tràn lan trên thị trường. Trong đó phải nhắc đến thị trường sách, vì nhu cầu đọc sách, nhu cầu cải tiến cuộc sống dựa trên các kiến thức học được trong sách vở ngày càng cao nên việc bán sách giả, sách lậu trở nên phổ biến. Người sản xuất đương nhiên sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi này. Vậy, còn đối với người mua thì sao, người mua sách lậu thì có vi phạm pháp luật không? Và bị phạt bao nhiêu tiền?
1. Sách lậu được hiểu như thế nào? Khác gì với sách thật?
Hành vi buôn lậu sách được hiểu là hành vi buôn bán sách trái phép qua biên giới, việc này sẽ xuất hiện hành vi đó là trốn thuế và hành vi trốn tránh sự kiểm tra của hải quan.
Trên thị trường hiện nay chỉ có hai khái niệm đó là hàng thật hoặc là hàng giả. Như vậy, sách lậu có thể được quy vào mặt hàng giả bởi vì nó được sản xuất không chính chủ. Tức là sách lậu là sách được in ấn và được phát hành trái pháp luật, không có văn bản hợp pháp nào chứng minh được nguồn gốc đối với tác phẩm, chứng minh được quyền sở hữu tác phẩm, và không có giấy phép đối với việc đăng ký xuất bản hợp pháp. Được biết sách lậu thường có giá thành rẻ hơn nên sách này có hình thức xấu hơn, thêm vào đó giấy in và chất lượng in của sách tệ hơn, đặc biệt là sách lậu không có tem chống hàng giả, vì vậy nó được xem như hàng giả. Còn đối với sách thật là sách có những điểm kể trên trái ngược với sách lậu, tức là sách thật thì có xin giấy phép của Cục xuất bản và Nhà xuất bản, có mua bản quyền, có tem chống hàng giả và các sách này được bày bán trong các nhà sách uy tín trên cả nước, ngoài ra sách thật được qua kiểm duyệt của Cục xuất bản đối với nội dung nên một số sách có nội dung nhạy cảm sẽ được lược bỏ trước khi sách này đến tay người tiêu dùng.
Xem thêm >>> Mức xử phạt đối với việc hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ
2. Việc mua sách lậu có vi phạm pháp luật?
Việc mua sách lậu được xem là có tội hay không, còn tùy vào trường hợp, tùy vào thời điểm, tùy vào ý chí và hành vi vi phạm của người mua mới có thể xác định được mua sách lậu có vi phạm pháp luật hay không?
a) Đối với trường hợp mua sách để tiêu thụ:
Có thể thấy trong quan hệ mua bán thì khách hàng là bên yếu thế, do đó pháp luật nước ta mới quy định luật bảo vệ đối với người tiêu dùng, bởi vì người tiêu dùng chỉ biết được sản phẩm là gì, biết được công dụng của nó như thế nào. Khách hàng khi mua hàng đa số họ đều không có nhiều thời gian trong việc chú ý đến nhãn hiệu và rất thiếu khả năng để phân biệt là thật hay là giả, hoặc không có nhiều thời gian hỏi chủ cửa hàng sách này xuất xứ từ đâu và sách có chất lượng hay không.
Mặt hàng sách khác với các loại nước uống, thực phẩm hay các vật phẩm tiêu dùng mà có ảnh hưởng tới sức khỏe thì sách lậu lại là một loại mặt hàng tương đối phổ biến và mặt hàng này dễ luồn lách, sách lậu rẻ hơn sách thật rất nhiều mà nhu cầu của người tiêu dùng là chỉ đọc, do đó khách hàng rất ít quan tâm nhiều đến việc là sách lậu hay là sách thật.
Do vậy, đối với hành vi mua sách lậu mục đích là để tiêu dùng, người mua không biết nên về cơ bản sẽ không vi phạm pháp luật.
b) Đối với trường hợp mua sách lậu để lưu thông:
Hành vi mua sách lậu để lưu thông tức là hành vi mua sách lậu rồi bán lại, hành vi này sẽ không quy về các tội như tội xuất bản, in, ấn tác phẩm, vi phạm quyền tác giả và các tội khác liên quan đến hành vi buôn lậu. Tuy nhiên,có thể thấy người bán lại biết rõ sách của mình là sách giả mua rồi bán lại nên căn cứ theo Điều 192 của Bộ luật hình sự 2015 thì có thể sẽ bị quy về tội buôn bán hàng giả
3. Mức phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả:
Cụ thể theo Điều 192 của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì mức phạt cao nhất cho hành vi này là:
- Đối với cá nhân mức phạt tù có thể lên đến 15 năm, mức phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng,
- Đối với pháp nhân tùy vào mức độ và hành vi vi phạm có thể sẽ bị phạt tiền với số tiền lên đến 9.000.000.000 đồng.
- Ngoài ra pháp nhân hay cá nhân còn có thể chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung.
Như vậy, hành vi mua sách lậu chỉ bị xem là vi phạm pháp luật khi chủ thể đó cố tình mua sách lậu về bán lại để thu lợi nhuận và tùy vào mức độ hành vi thì tương ứng với các mức phạt cụ thể. Hy vọng bài viết trên của công ty luật Hùng Sơn giúp ích cho bạn, nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề khác liên quan, xin vui lòng liên hệ qua bộ phận pháp lý của công ty để được tư vấn cụ thể hơn
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023