logo

Mức xử phạt đối với việc hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ

Chào Luật sư, tôi đang gặp vướng mắc về một vấn đề cần được Luật sư giải đáp cho tôi như sau: Hiện nay tôi thấy được trên thị trường xuất hiện rất nhiều trường hợp hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu xảy ra nhiều vấn đề. Vậy Luật sư cho tôi hỏi cụ thể thì hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ là như thế nào theo quy định của pháp luật và việc hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ có bị xử phạt không và mức xử phạt cụ thể là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

A/  Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Sơn của chúng tôi, về vấn đề mà bạn đang thắc mắc chung tôi xin được phép giải thích cụ thể thông qua những quy định như sau.

1. Cơ sở pháp lý 

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Điều 211, Điều 213, Điều 214).

2. Thế nào là hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ?

Căn cứ theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:

1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

 

hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ

3.  Xử phạt hành chính đối với việc buôn bán hàng hóa giả mạo

Căn cứ theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc buôn bán hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ là việc làm đã xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Luật này và phải bị xử phạt hành chính như sau:

– Những tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi mà xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu:

  • Việc xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ gây ra thiệt hại cho tác giả, cho chủ sở hữu, cho người tiêu dùng hoặc gây thiệt hại cho xã hội.
  • Thực hiện sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển hoặc thực hiện buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 213 của Luật này, hoặc tổ chức hoặc cá nhân ấy giao lại cho người khác thực hiện việc này.
  • Thực hiện sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hoặc tàng trữ tem hoặc những nhãn hoặc các vật phẩm khác mà mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có giả mạo hoặc cá nhân, tổ chức ấy giao lại cho người khác thực hiện việc này.

– Việc xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, các hình thức hoặc mức xử phạt cũng như thủ tục xử phạt sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.

Quảng cáo

– Những tổ chức hoặc cá nhân thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì sẽ bị xử phạt về vi phạm hành chính theo những quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Căn cứ theo Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì các hình thức xử phạt về việc vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được quy định như sau:

– Các tổ chức, cá nhân mà thực hiện hành vi xâm phạm về sở hữ trí tuệ theo quy định của Luật này thì bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm ấy, và các hình thức xử phạt chính được áp dụng có thể là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

– Các hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng là tịch thu hàng hóa về việc giả mạo về sở hữu trí tuệ, những nguyên vật liệu hoặc phương tiện mà được sử dụng chủ yếu để sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa đã giả mạo về sở hữu trí tuệ ấy; đình chỉ có thời hạn hoạt động đang kinh doanh.

– Ngoài ra các tổ chức, cá nhân xâm phạm về sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

– Mức phạt và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này phải được thực hiện theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề hàng hóa giả mạo về quyền sở hữu trí tuệ cũng như các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Nếu như bạn còn thắc mắc hoặc có thêm những câu hỏi về vấn đề này, có thể liên hệ cho chúng tôi để có thể được giải đáp chi tiết.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top