Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai? Ai là người giữ sổ đỏ

Hiện nay, việc mua chung đất xảy ra khá phổ biến giữa các đối tượng quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Cho dù có sự tin tưởng lẫn nhau nhưng khi góp tiền mua chung đất người dân vẫn phải biết các quy định pháp luật rõ ràng. Vậy mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây!

Quảng cáo

Mua chung đất cần giấy tờ gì?

Những giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục mua chung đất:

Bên bán (Bên chuyển nhượng) nhà đất:

  • Chứng minh thư nhân dân + hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.
  • Chứng nhận kết hôn (nếu như đã kết hôn) hay Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu như chưa kết hôn).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).

Lưu ý: Nếu như tài sản được nhận tặng cho, nhận thừa kế, hay là tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân thì chỉ cần 1 người ký tuy nhiên phải có giấy tờ chứng minh (liên hệ với đội tư vấn viên của sàn pháp lý để được tư vấn cụ thể).

Bên mua (Bên nhận chuyển nhượng) nhà đất:

  • Chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
  • Chứng nhận kết hôn (nếu như đã kết hôn) hay Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu như chưa kết hôn).

Lưu ý: Nếu như bên mua nhà đất chỉ muốn 1 người đứng tên thì cần phải làm thủ tục thỏa thuận tài sản riêng hay văn bản thỏa thuận cử người đứng tên trên giấy chứng nhận (Liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của sàn pháp lý để biết thêm thông tin chi tiết).

mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai

Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai? Ai là người giữ sổ đỏ

Theo khoản 2 của Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định thửa đất có càng nhiều người chung quyền sử dụng đất, càng nhiều người sở hữu chung nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) cần phải ghi đầy đủ tên của những người đó.

Bên cạnh đó, nếu như các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 1 giấy chứng nhận và đưa cho người đại diện (vẫn ghi đầy đủ thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, các tài sản gắn liền với đất).

Ai sẽ giữ Sổ đỏ khi mua chung đất

Theo khoản 2 của Điều 98 Luật Đất đai 2013, khi những đối tượng góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất không có yêu cầu cho 1 người đại diện giữ giấy chứng nhận thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 1 Giấy chứng nhận.

Nếu những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất đều có thỏa thuận bằng văn bản cấp 1 Giấy chứng nhận cho những người đại diện thì giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.

Lưu ý: Yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cho những người đại diện cần phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hay chứng thực theo quy định pháp luật (theo khoản 3 của Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Thủ tục hai người cùng đứng tên sổ đỏ

Về phía người nộp hồ sơ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cả 2 người cần phải chuẩn bị đầy uủ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật:

Đối với vợ chồng:

  • Sổ hộ khẩu (hay Giấy đăng ký kết hôn).
  • Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp của cả 2 vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân.
  • Giấy tờ tặng cho hoặc thừa kế chung (nếu như có).
  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo đúng Mẫu số 10/ĐK.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Đối với 2 người không phải vợ chồng:

  • Giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân.
  • Những giấy tờ chứng minh: Hợp đồng mua bán nhà đất, tặng cho, nhận chuyển nhượng, thừa kế nhà đất chung.
  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo đúng Mẫu số 10/ĐK.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Các bạn cần phải nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hay bộ phận 1 cửa.

Khi nộp, nếu như hồ sơ không đầy đủ hay chưa hợp lệ thì các bạn sẽ được cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo và hướng dẫn việc nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định trong thời hạn tối đa 3 ngày.

Quảng cáo

Về phía văn phòng đăng ký đất đai

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do muốn cấp đổi Giấy chứng nhận. Những cơ quan tiếp nhận hồ sơ cần phải ghi rõ ràng v àđầy đủ những thông tin vào sổ tiếp nhận sau đó đưa phiếu cho người nộp hồ sơ.
  • Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ để trình lên cơ quan có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận.
  • Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ về địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
  • Bước 4: Sau khi có kết quả, các cơ quan có thẩm quyền sẽ trao Giấy chứng nhận cho những người được cấp hoặc gửi uỷ ban nhân dân cấp xã để  tiến hành trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Những rủi ro khi mua đất chung

Rủi ro về tranh chấp giữa các chủ sở hữu

Trên cùng 1 mảnh đất, cùng 1 ngôi nhà mà có quyền sử dụng, quyền sở hữu của các bên sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp về việc khai thác công dụng hoặc hưởng lợi tức từ tài sản này vì hầu hết ai cũng muốn nhận nhiều lợi tức hơn về mình. Nếu như không có phương án hợp lý, thiếu sự thỏa thuận giữa các bên liên quan ngay từ đầu thì tranh chấp khó có thể đi đến hồi kết.

Vấn đề tách sổ

Không ít người cho rằng việc mua đất sổ chung có mức giá rẻ hơn thì sau này có thể tiếp tục tách sổ. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể tách sổ thuận lợi. Trong rất nhiều trường hợp diện tích đất quá nhỏ dẫn tới việc đất không được phép tách sổ. Đối với nhà đầu tư, việc tách sổ có thể mất nhiều thời gian và gây ảnh hưởng tới dòng vốn cũng như làm tăng chi phí cơ hội.

Khó thế chấp ngân hàng

Về mặt lý thuyết, sổ chung vẫn có thể được sử dụng để vay ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế để có thể hoàn thiện thủ tục thì cần phải có chữ ký đồng thuận của toàn bộ các chủ sở hữu còn lại. Đối với một số ngân hàng sẽ yêu cầu bạn tách sổ để thế chấp vay. Mặt khác, khi cần đáo hạn cũng rất khó tiến hành trong tình huống này.

Khó khai thác sử dụng khi mua đất chung sổ

Đối với nhà, đất chung sổ, các vấn đề khai thác sử dụng mảnh đất cần phải có sự đồng thuận của những người chung sổ. Bởi vậy bạn sẽ không thể khai thác sử dụng và không chuyển quyền sử dụng đất được nếu 1 trong số các chủ sở hữu còn lại không chấp thuận.

Như vậy, những người mua đất sổ chung khó có thể sử dụng đất trong việc xây nhà mà chủ yếu dùng để đầu tư. Thực tế cho thấy không ít người mua đất sổ chung phải chấp nhận mất tiền oan do không tìm được tiếng nói chung với các chủ sở hữu còn lại.

Đất chung sổ khó chuyển nhượng

Đất chung sổ cho dù có giá rẻ hơn nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hơn nữa, khi thực hiện bất cứ giao dịch nào cũng cần phải có sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu khiến người mua có cảm giác e dè. Vì vậy, việc chuyển nhượng hay bán lại cũng khó khăn hơn.

Dễ bị lừa đảo

Không ít trường hợp lừa đảo đánh vào tâm lý ham rẻ của người mua, rồi mua những mảnh đất (đã có sổ đỏ), sau đó chia nhỏ ra, tiến hành xây thành từng căn và rao bán giá rẻ dưới danh nghĩa căn nhà có sổ hồng. Những người mua vì lo mất suất mua nhà giá rẻ đã vội vàng “xuống tiền”, đặt cọc. Chỉ khi những người mua đến tận nơi mới biết là ngôi nhà được xây trên đất sổ chung.

Trường hợp muốn bán đất nhưng người còn lại không đồng ý thì phải làm sao?

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng, tặng cho hay thế chấp quyền sử dụng đất chung thì cần phải được sự đồng ý bằng văn bản có công chứng hay chứng thực của toàn bộ những người có chung quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu muốn chuyển nhượng nhưng 1 hoặc 1 số người không đồng ý thì cần phải tách thửa để chuyển nhượng phần đất của mình. Nội dung đó được quy định rõ tại điểm b khoản 2 của Điều 167 Luật Đất đai 2013 như sau:

“b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.

Như vậy, trong trường hợp này cần phải có đủ điều kiện tách thửa thì mới có thể chuyển nhượng được phần đất của mình.

Chắc hẳn thông tin trên đã giúp bạn hiểu mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai và những thông tin có liên quan khác. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về đất mua chung, hãy liên hệ ngay qua hotline 19006518 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn