Hiện nay, nhu cầu cắt tóc làm đẹp ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy mở quán cắt tóc có phải đăng ký kinh doanh không? Luật Hùng Sơn xin tư vấn ở bài viết dưới đây:
Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo luật
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh của cá nhân thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh bao gồm như sau:
- Buôn bán rong (hay buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định như mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong và vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận các sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là các hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có địa điểm hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh hay đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là các hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để thực hiện việc bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ như: đánh giày, bán vé số, sửa chữa khóa, sửa chữa xe hay trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh hay chụp ảnh và các dịch vụ kinh doanh khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động dịch vụ thương mại một cách độc lập và thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Mở quán cắt tóc có cần giấy phép kinh doanh
Như vậy, đối chiếu với các quy định của pháp luật thì cắt tóc là một trong những dịch vụ được quy định không cần phải đăng ký kinh doanh kể cả trong trường hợp có địa điểm cố định hay không có địa điểm cố định.
Tuy vậy, nếu các cá nhân kinh doanh dịch vụ cắt tóc mà kèm theo với các dịch vụ khác như: Dịch vụ tắm hơi, massage và một số dịch vụ về tăng cường sức khoẻ tương tự, bán lẻ mỹ phẩm…thì sẽ phải đăng ký kinh doanh.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cắt tóc
Hồ sơ
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh tiệm cắt tóc bao gồm như sau:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể;
- Bản sao công chứng, chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao công chứng, chứng thực hợp đồng thuê địa điểm hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Các bước đăng ký
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tiệm cắt tóc
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tiệm cắt tóc
Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tiệm cắt tóc nộp tại Phòng Tài Chính – Kế Hoạch cấp Quận/Huyện nơi đặt địa điểm trụ sở kinh doanh.
Hoặc thực hiện nộp hồ sơ online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
Bước 3: Nhận Kết quả và nộp lệ phí nhà nước
Trong thời hạn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ phải thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của người thực hiện thủ tục để hẹn ngày lấy giấy phép.
Quy định xử phạt khi mở quán cắt tóc không đăng ký kinh doanh
Cá nhân kinh doanh dịch vụ cắt tóc mà kèm theo các dịch vụ khác như: Dịch vụ tắm hơi, massage và một số dịch vụ về tăng cường sức khoẻ tương tự, bán lẻ mỹ phẩm…thì sẽ phải đăng ký kinh doanh. Nếu không thực hiện đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 01/VBHN-BCT:
Phạt tiền từ mức là 2.000.000 đồng đến mức 3.000.000 đồng đối với các hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn khi đang tìm kiếm những thông tin pháp lý liên quan đến Mở quán cắt tóc có phải đăng ký kinh doanh không? Hãy liên hệ ngay đến Luật Hùng Sơn theo số Hotline: 1900 6518 để được tư vấn về các lĩnh vực về doanh nghiệp khi bạn vướng mắc.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023