[Tư vấn] Tư vấn ly hôn khi mẹ chồng không quan tâm

Mẹ chồng nàng dâu là vấn đề nan giải được rất nhiều người quan tâm. Thời nào cũng vậy, mối quan hệ mâu thuẫn giữa nàng dâu và mẹ chồng ảnh hưởng khá nhiều tới vấn đề hôn nhân gia đình.  Một trong số những điều mà mọi người quan tâm nhất đó là ly hôn khi mẹ chồng không quan tâm như thế nào? Để lý giải điều này, hãy cùng Luật Hùng Sơn trả lời tình huống cụ thể dưới đây!

Quảng cáo

Câu hỏi: Xin chào Luật sư! Tôi về nhà chồng được 4 năm nay. Hiện tại tôi đang mang thai được 3 tháng và thời điểm này chồng tôi chỉ mới bắt đầu đi làm. Ở nhà chồng tôi còn có mẹ chồng và em chồng. Trong khoảng thời gian sống chung, tôi không được sự quan tâm từ mẹ chồng. Vậy tôi muốn nhận được sự tư vấn của Luật sư, xin cảm ơn!

1. Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật dân sự năm 2015;
  • Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015;
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Nghị định 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” mà Bộ Luật tố tụng dân sự quy định (đã được sửa đổi trong luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành bởi Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao);
  • Những văn bản pháp luật khác;

2. Luật sư tư vấn trả lời

Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình 2014, “ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Cụ thể quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định trong Điều 51 của Luật này:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, các bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Về thẩm quyền giải quyết ly hôn sẽ tuân theo Khoản 1, Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Đối với trường hợp này, Tòa án quận/huyện/thành phố người chồng bạn cư trú chính là nơi có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, bạn cần xác định nơi cư trú của chồng để nộp đơn theo đúng quy định. Mặt khác, theo như hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định tại Khoản 6, Điều 9 của Nghị định số 05/2012/NQ-HĐTP:

Quảng cáo

“Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Toà án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.”

Ngoại trừ trường hợp người chồng không có nơi cư trú ổn định, thay đổi nơi cư trú thường xuyên và không thông báo địa chỉ mới cho khách hàng. Với mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh khách hàng thì Tòa án sẽ phải giải quyết theo quy định (trong trường hợp người chồng vẫn có hộ khẩu ở đó).

Những quy định cụ thể về việc ly hôn khi mẹ chồng không quan tâm

Những quy định cụ thể về việc ly hôn khi mẹ chồng không quan tâm

Về quyền và nghĩa của đương sự được quy định tại Khoản 7, Điều 70 của Bộ Luật tố tụng đân sự năm 2015:

“Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.”

Theo đó, nếu không thể cung cấp sổ hộ khẩu, chứng minh thư của chồng, bạn có thể đề nghị Tòa án đưa ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành lưu giữ, quản lý sổ hộ khẩu cung cấp thông tin, xuất trình sổ hộ khẩu và CMTND của người chồng theo đúng quy định.

Theo Điều 52, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải tại cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải sẽ được pháp luật quy định cụ thể như sau:

“Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Như vậy, khi đơn ly hôn được gửi đến Tòa án, dù đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn thì cũng đều phải tiến hành hòa giải tại Tòa trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

“Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

Qua nội dung trên, chắc hẳn các bạn đã biết làm thế nào để ly hôn khi mẹ chồng không quan tâm. Nếu như cuộc sống hôn nhân không thực sự hạnh phúc cộng thêm tác động của mẹ chồng, hãy tự giải thoát cho mình. Mọi vướng mắc liên quan tới vấn đề này, các bạn vui lòng liên hệ theo hotline 0964 509 555 để Luật Hùng Sơn giải đáp tận tình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn