logo

Ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản như thế nào?

Khi mối quan hệ giữa người vợ và người chồng bị rạn nứt hoặc trở nên căng thẳng vì bất kỳ lý do nào khác khiến một trong hai người muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này bằng cách nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Vậy pháp luật quy định ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản như thế nào? Hãy cùng công ty Luật Hùng Sơn tìm hiểu các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình về vấn đề này thông qua câu hỏi cụ thể dưới đây.

Quảng cáo

Câu hỏi: Xin chào Luật sư! tôi muốn ly hôn đơn phương mà không tranh chấp tài sản thì mức án phí ly hôn đơn phương mất bao nhiêu? Mong rằng sẽ sớm nhận được phản hồi từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
  • Nghị định 126/2014/NĐ-CP;
  • Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14;
  • Các văn bản pháp luật có liên quan.

ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản

2. Luật sư tư vấn trả lời

Theo như thông tin mà bạn cung cấp với chúng tôi, bạn đang muốn đơn phương ly hôn mà giữa hai vợ chồng bạn không có bất kỳ tranh chấp gì về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì nếu bạn muốn ly hôn đơn phương, bạn phải có căn cứ để chứng minh về việc vợ/ chồng của bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ/ chồng làm cho cuộc hôn nhân của hai vợ chồng bạn lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung của vợ chồng không thể tiếp tục kéo dài, mục đích của hôn nhân của hai bạn không đạt được như mong muốn.

Căn cứ quy định của Nghị quyết số 326/2016 của UBTVQH14 về mức thu, mức miễn, giảm, về thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí của Tòa án đối với mức án phí dân sự sơ thẩm thì:

  • Đối với những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch mức tiền phải nộp là 300.000 đồng;
  • Đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch:

Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức tiền phải nộp là 300.000 đồng;

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức tiền phải nộp là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì mức tiền phải nộp là 20.000.000 đồng cộng với 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng mức tiền phải nộp là 36.000.000 đồng cộng với 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt mức 800.000.000 đồng;

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng mức tiền phải nộp là 72.000.000 đồng cộng với 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt qua mức  2.000.000.000 đồng;

Từ trên 4.000.000.000 đồng mức tiền phải nộp là 112.000.000 đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt mức 4.000.000.000 đồng.

Như vậy, bạn đang muốn ly hôn đơn phương và hai vợ chồng không có tranh chấp gì về tài sản thì mức án phí bạn phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền là 300.000 đồng. Khoản 5, khoản 6 Điều 27 của Nghị quyết trên quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể. Theo đó, thì:

Thứ nhất, đối với vụ án về lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được pháp luật xác định như sau:

Quảng cáo

– Nguyên đơn phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án về ly hôn mà không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận hay không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn liên quan đến việc ly hôn. Trường hợp hai bên đương sự thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

– Các đương sự trong vụ án liên quan đến hôn nhân và gia đình nếu có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình như trên, còn phải chịu mức án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà hai bên đương sự được chia;

– Trường hợp các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận về sự thỏa thuận này trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì các đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng;

– Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung của hai vợ chồng và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án đã tiến hành hòa giải và các đương sự đã thống nhất, thỏa thuận được với nhau về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của hai vợ chồng, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung vẫn chưa không thỏa thuận được với nhau thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của hai vợ chồng.

Đối với vụ án ly hôn có liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được Tòa án xác định như sau:

– Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

– Trường hợp các đương sự trong vụ án ly hôn đã thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi Tòa án mở phiên tòa nhưng có yêu cầu đề nghị Tòa án ghi nhận về vấn đề này trong bản án, quyết định của Tòa án thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Trường hợp tại phiên tòa các bên đương sự mới thỏa thuận được với nhau thì người nào được Tòa án xác định có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

– Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng, nhưng lại không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chịu án phí dân sự sơ thẩm về nghĩa vụ cấp dưỡng như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

– Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng lại thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người nào được Tòa xác định có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;

– Trường hợp các đương sự trong vụ án ly hôn có tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng cả về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng và Tòa án đã ra quyết định về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng thì người được Tòa án xác định có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên của công ty Luật Hùng Sơn, Quý độc giả đã có thêm thông tin về ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản. Trường hợp Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 6518 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn