Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tuy khá đơn giản nhưng nếu không tìm hiểu kỹ, rất có thể bạn sẽ gặp trục trặc làm tốn thời gian cũng như công sức. Hãy đọc ngay những chia sẻ của chúng tôi dưới đây để đảm bảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn không bị trả về nhé!
A/ Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất được định nghĩa là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đảm nhiệm việc thực hiện các dịch vụ liên quan cho sản xuất hàng xuất theo quy định của Pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp chế xuất.
Theo quy định, doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa từ khu chế xuất đi xuất khẩu ra nước ngoài hoặc hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, ngoài ra còn được hưởng các ưu đãi về thuế đối. Chính sách này cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp trong khu chế xuất.
B/ Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Thành lập doanh nghiệp trong khu chế xuất cũng giống việc thành lập doanh nghiệp thông thường, bạn cần đăng ký thành lập với cơ quan chức năng và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định của Cơ quan chức năng.
1. Điều kiện làm thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Trước khi tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất, bạn cần đảm bảo doanh nghiệp của mình đạt những điều kiện sau:
- Ngành nghề đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất phải thuộc nhóm ngành nghề được quy định bởi Pháp luật Việt Nam. Trường hợp thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần có giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ, chứng từ nhằm chứng minh dự án đầu tư. Còn nếu bạn là nhà đầu tư doanh nghiệp muốn đăng ký thành lập công ty thì chỉ cần giấy đề nghị đăng ký kinh doanh điền theo mẫu là được.
- Điều lệ của công ty trong khu chế xuất dự định thành lập dưới dạng văn bản và phải được thông qua bởi các thành viên/cổ đông của doanh nghiệp.
- Danh sách các thành viên/cổ đông của doanh nghiệp và giấy tờ (chứng minh thư hoặc hộ chiếu) của chủ doanh nghiệp – giám đốc/ tổng giám đốc và các thành viên/cổ đông của công ty.
- Giấy tờ liên quan đến vốn điều lệ đã được thông qua bởi các thành viên/cổ đông.
- Báo cáo năng lực tài chính đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu là nhà đầu tư trong nước thì không cần giấy tờ này.
2. Quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất
Khi đã đủ điều kiện và hồ sơ, giấy tờ thì việc làm thủ tục thành lập doanh nghiệp trong khu chế xuất trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch & Đầu tư kèm các giấy tờ được yêu cầu.
- Bước 2: Nhận kết quả. Nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện, bạn sẽ nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh. Còn nếu không hợp lệ, bạn sẽ nhận được hướng dẫn cần sửa đổi hoặc bổ sung những loại giấy tờ nào.
- Bước 3: Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp chế xuất, bạn cần làm thủ tục khắc dấu và kê khai thuế ban đầu. Việc kê khai thuế được thực hiện tại Cơ quan thuế địa phương nơi đặt doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đăng ký kê khai thuế có thể được thực hiện qua mạng điện tử.
- Bước 4: Làm hồ sơ ban đầu và hoàn tất việc đăng ký thành lập công ty chế xuất.
Như chúng tôi đã chia sẻ bên trên, việc làm thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất có thể đơn giản nếu bạn nắm rõ điều kiện cũng như chuẩn bị đầy đủ giấy tờ được yêu cầu. Tuy nhiên không phải chủ đầu tư nào cũng làm được điều này. Nếu bạn đang đau đầu vì quy trình thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay tớ Luật Hùng Sơn để được các chuyên gia đầu ngành của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất nhé!
- Hotline: 0964509555 – 0969 329 922
- Địa chỉ: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023