Nhượng quyền thương mại thường gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng. Theo thống kê, hiện thị trường Việt Nam đã du nhập gần 150 thương hiệu quốc tế thông qua hình thức nhượng quyền.
Quảng cáo
Vậy nhượng quyền thương mại là gì và cần phải thực hiện thủ tục nhượng quyền như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đâycủa Luật Hùng Sơn.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo định nghĩa tại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005, nhượng quyền được hiểu là hoạt động thương mại giữa bên có thương hiệu (bên nhượng quyền) cho phép bên nhận kinh doanh thương hiệu đó (bên nhận quyền) tự tiến hành việc kinh doanh dòng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu này theo các điều kiện sau đây:
– Việc kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ của bên nhận quyền được thực hiện theo cách kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được phép gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bí quyết kinh doanh,quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền được kiểm soát, trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh.
Lợi thế của hình thức nhượng quyền thương mại
Bên nhận quyền sẽ không cần tốn thời gian dài xây dựng thương hiệu riêng cũng như cách tổ chức quản lý, điều hành công việc. Chỉ với việc kế thừa sự thành công, danh tiếng, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền, bạn đã có thể tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh nhanh chóng cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền sẽ nhận được thêm phí nhượng quyền (thông qua định giá thương hiệu), đồng thời không tốn nhiều chi phí để mở rộng mạng lưới kinh doanh ra nhiều quốc gia.
Điều kiện cần có
Căn cứ Điều 8, Điều 9 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, lĩnh vực nhượng quyền thương mại có một số điều chỉnh sau đây:
– Điều kiện khi chỉ ràng buộc bên nhượng quyền, cụ thể, bên nhượng quyền chỉ được cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm.
– Những điều kiện đối với bên nhận quyền và hàng hóa/ dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền trước đây tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP đã được bãi bỏ.
Các trường hợp ngoại lệ không cần đăng ký
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP, có 2 trường hợp không cần đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương, bao gồm:
– Nhượng quyền trong nước.
– Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài.
Quảng cáo
Những trường hợp còn lại, cụ thể như nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam đều phải đăng ký nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Mục II Thông tư số 09/2006/TT-BTM, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (mẫu MĐ-1 hoặc MĐ-2 tại Phụ lục II Thông tư này);
– Bản giới thiệu (mẫu tại Phụ lục III Thông tư này);
– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư nếu nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài nếu nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, được dịch ra Tiếng Việt và được cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài xác nhận, đã qua hợp pháp hóa lãnh sự;
– Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài (đã dịch ra Tiếng Việt) trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
– Với trường hợp nhượng quyền thứ cấp, Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu.
Hướng dẫn các bước thực hiện nhượng quyền thương mại
Bước 1: Xác định cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền
Theo khoản 1, khoản 2 mục I Thông tư 09/2006/TT-BTM, Sở Thương mại (hiện là Sở Công Thương) sẽ giải quyết các trường hợp nhượng quyền trong nước (trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng). Bộ Công Thương sẽ giải quyết các trường hợp nhượng quyền còn lại, bao gồm nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, nước ngoài vào Việt Nam kể cả qua các khu chế xuất, phi thuế quan, hải quan riêng.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Bước 3: Chờ kết quả hoặc yêu cầu bổ sung từ cơ quan có thẩm quyền
Theo khoản 5 mục II Thông tư 09/2006/TT-BTM, trong vòng 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa. Trong vòng 05 ngày làm việc từ lúc hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho thương nhân nộp hồ sơ. Nếu từ chối, trong vòng 05 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan này phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc trục trặc trong một số thủ tục, Luật Hùng Sơn hân hạnh được hướng dẫn các bước nhượng quyền thương mại đến quý vị. Chúng tôi nhận tư vấn, thực hiện thủ tục theo ủy quyền, bảo vệ tốt nhất quyền lợi khách hàng cũng như cam kết hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng, mang lại kết quả mỹ mãn nhất cho khách hàng.
Luật Hùng Sơn với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực bao quát khác, hứa hẹn sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất làm hài lòng nhu cầu của bạn.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.