Luân chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động đã giao kết

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 01-11-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 812 Lượt xem

Kính gửi Luật sư công ty Luật Hùng Sơn, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Tôi đã ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với công việc kế toán. Nhưng sau khi làm được 6 tháng tôi lại bị công ty luân chuyển sang làm công việc khác với hợp đồng lao động đã ký kết. Điều quan trọng là mức lương của công việc này thấp hơn, công ty cũng không thông báo tôi phải làm ở đây bao lâu nên tôi rất hoang mang. Không biết công ty có được luân chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động như vậy hay không? Nếu tôi không muốn làm công việc mới này thì làm thế nào tôi có thể quay lại được công việc cũ?

Quảng cáo

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Hùng Sơn, với vấn đề của bạn, chúng tôi có một số ý kiến pháp lý như sau:

1. Căn cứ luân chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động được phép luân chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động khi thuộc trường hợp:

  • Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,
  • Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
  • Sự cố điện nước,
  • Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, công ty bạn chỉ có thể luân chuyển bạn làm công việc khác với hợp đồng lao động nếu có căn cứ thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động nêu trên.

Tuy nhiên, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động, việc luân chuyển này cũng chỉ là tạm thời và công ty chỉ được luân chuyển không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Quảng cáo

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Điều 31 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm thời luân chuyển người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng lao động. Đồng thời, người lao động phải thông báo thời gian làm tạm thời, bố trí công việc phù hợp với giới tính và sức khỏe của người lao động.

Xem thêm >>> Dịch vụ doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội

 

luân chuyển người lao động

 

 

2. Tiền lương khi chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động.

Khoản 3 Điều 31 Bộ luật Lao động quy định, khi luân chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng người lao động sẽ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn công việc cũ thì người lao động được giữ nguyên lương cũ trong thời hạn 30 ngày.

Đồng thời, tiền lương của công việc mới phải bằng ít nhất 85% tiền lương của công việc cũ (nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng).

♦ Kết luận:

  • Nếu Công ty của bạn có căn cứ thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động thì Công ty có thể luân chuyển tạm thời bạn sang đảm nhận một công việc khác. Tuy nhiên, Công ty phải thực hiện đúng thời hạn báo trước, thời gian luân chuyển và tiền lương cho người lao động.
  • Trong trường hợp bạn không muốn làm công việc mới này, trước hết bạn và công ty cần thỏa thuận lại với nhau và đi tới phương án thống nhất. Nếu hai bên không đi đến được thống nhất hoặc xảy ra tranh chấp, các bên cần xử lý theo đúng quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động.

Trên đây là một số ý kiến pháp lý của chúng tôi về vấn đề luân chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng lao động. Nếu bạn còn vấn đề băn khoăn, thắc mắc, vui lòng liên hệ với Luật Hùng Sơn để được tư vấn chi tiết hơn hoặc xem thêm thông tin tại chuyên mục Tư vấn doanh nghiệp

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn