logo

Tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 23-12-2022 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1122 Lượt xem

Lợi nhuận gộp là gì? là câu hỏi mà nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm. Lợi nhuận gộp là số liệu không thể thiếu được trong bất kỳ báo cáo kinh doanh công ty. Để các bạn hiểu rõ hơn về lợi nhuận gộp là gì? Cũng như toàn bộ đặc điểm của lợi nhuận gộp sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu ở bài viết dưới đây:

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp (hay còn gọi lãi gộp) là khoản tiền lời của doanh nghiệp sau khi khấu trừ đi hết các khoản tiền từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất và đến việc bán thành công sản phẩm như: tiền sản xuất, phí dịch vụ và các khoản chi phí khác.

Lợi nhuận gộp chính là một trong những bằng chứng phản ánh về quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số được dùng để đánh giá về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ cần hiểu về khái niệm của lợi nhuận gộp chúng ta cũng có thể hiểu được không có một doanh nghiệp nào kinh doanh mà không quan tâm tìm hiểu về vấn đề này. Chỉ cần chúng ta kiểm soát được lãi gộp thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm được quá trình buôn bán, lời lỗ như thế nào trong hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận gộp trong tiếng anh là gì?

Lợi nhuận gộp hay lãi gộp được dịch sang tiếng Anh (Gross Profit) là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty.

Đặc điểm của lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp được coi là thước đo của sự thành công doanh nghiệp. Nó sẽ thể hiện hiệu quả việc sử dụng lao động và các nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong sản xuất dịch vụ và hàng hóa.

Lợi nhuận gộp thường sẽ xuất hiện trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều loại chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp bao gồm:

  • Nguyên vật liệu
  • Chi phí cho người lao động
  • Phí thiết bị
  • Tiền dịch vụ của ngân hàng khi khách hàng có sử dụng thẻ tín dụng
  • Các chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như: vận chuyển, kho bãi,…

Các chi phí cố định như về tiền thuê nhà, thiết bị về văn phòng, tiền lương của nhân viên không bán hàng, tiền bảo hiểm, chi phí ngân hàng và chi phí quảng cáo không được tính vào giá vốn hàng hóa bán.

Lợi nhuận gộp có gì khác so với lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận trước thuế sẽ được doanh nghiệp tính sau khi lấy lợi nhuận gộp sẽ trừ đi các khoản chi phí vận hành khác (có thể không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất). Sau đó, doanh nghiệp trừ đi các khoản thuế sẽ ra lợi nhuận sau thuế đây chính là số tiền thực tế mà doanh nghiệp thu được.

Lợi nhuận gộp chính là thước đo để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế (hay lợi nhuận ròng) sẽ thể hiện số tiền lãi thực tế của doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi mọi chi phí và thuế.

Cách tính lợi nhuận gộp như thế nào?

Luật Hùng Sơn xin giới thiệu cách tính lợi nhuận gộp như sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

Trong đó:

  • Giá vốn hàng bán sẽ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất hàng hóa bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, kho bãi hàng, marketing, quản lý doanh nghiệp, nhân sự doanh nghiệp, vận chuyển hàng hóa,…
  • Doanh thu thuần sẽ là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đã đạt được từ việc bán các loại sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ hàng hóa.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm như sau: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản về chiết khấu, giảm giá, hàng hóa trả lại.  

Lợi nhuận gộp sẽ đi đôi với tỷ suất của lợi nhuận gộp. Theo đó, công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp (hay còn gọi hệ số biên lợi nhuận) như sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu

Doanh nghiệp hoặc các cửa hàng kinh doanh có thể tính tỷ suất về lợi nhuận gộp và so sánh với mức trung bình của các ngành để đánh giá xem liệu doanh nghiệp có đang sản xuất kinh doanh hoạt động tốt trên thị trường hay không. Nếu tỷ suất về lợi nhuận gộp thấp hơn kỳ vọng hoặc giảm, doanh nghiệp các cửa hàng nên kiểm tra số tiền lãi gộp và xem những chi phí nào cần phải được giải quyết hoặc cần phải cắt giảm.

Khi tính lợi nhuận gộp, khách hàng sẽ kiểm soát được tỷ suất sinh lời và có thể định hướng để phát triển, phân bổ vào nguồn vốn sao cho hợp lý nhất.

Mục tiêu quan trọng nhất của một doanh nghiệp đó là tạo ra doanh thu (tiền) và nắm giữ tiền. Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng để thanh khoản và hiệu quả kinh doanh bởi các đặc tính này sẽ được quyết định vào khả năng trả cổ tức cho các nhà đầu tư. Chính vì thế khi nhà đầu tư cần phải phân tích về khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp dưới nhiều góc độ sẽ bao gồm tất cả hiệu quả về sử dụng các nguồn lực và lượng thu nhập tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp. Tính toán hệ số biên lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp là một việc làm rất cần thiết thực để có được cái nhìn thấu đáo về doanh nghiệp khi kinh doanh.

Ví dụ: Một Công ty có doanh thu 300.000 USD về doanh thu bán hàng. Trong đó chi phí hàng hóa bao gồm 20.000 USD mà nó chi cho việc sản xuất vật tư, 80.000 USD chi phí cho lao động.

Lợi nhuận gộp của công ty trong trường hợp này sẽ được tính như sau:

300.000 – (30.000 + 70.000) = 200.000 USD.

Như vậy, sau khi trừ đi về giá vốn hàng bán, công ty sẽ có mức lãi gộp cụ thể là 200.000 USD.

Tính lợi nhuận gộp có lợi ích gì?

Tính lợi nhuận gộp sẽ nhằm mục đích đánh giá cho doanh nghiệp, các cửa hàng vận hành, kinh doanh có hoạt động hiệu quả hay không. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tính về lợi nhuận gộp và đánh giá về tính chính xác tình hình kinh doanh. Một số công ty startup có mô hình về kinh doanh nhỏ chưa biết cách đo lường mức độ hiệu quả của công việc bằng cách tính lãi gộp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp rất dễ bị rơi vào tình trạng nghĩ rằng có lợi nhuận nhưng thực tế là doanh nghiệp lại đang chịu lỗ nặng. Để không rơi vào tình trạng như trên thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên có sự phân tích và đánh giá thật kỹ về lợi nhuận gộp. 

Khi có trong tay những chỉ số chính xác về lợi nhuận gộp, khách hàng có thể đo lường hiệu quả của quy trình hoạt động làm việc. Kiểm soát được những chi phí nào là hợp lý, đâu là những chi phí cần phải thực hiện việc cắt giảm để thu về nhiều lợi nhuận hơn. 

Đối với các công ty muốn mở rộng về quy mô hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp sẽ là chỉ số đầu tiên mà các nhà đầu tư khi họ nhìn vào. Từ những số liệu này, các nhà đầu tư sẽ biết được công ty có thật sự đang quản lý và bán hàng hiệu quả hay không. Nếu kiểm soát được chỉ số này thì tỷ lệ của các nhà đầu tư khi rót vốn vào doanh nghiệp sẽ cao hơn. 

Nếu khách hàng cần hỗ trợ tư vấn về các lĩnh vực doanh nghiệp, thuế kế toán, Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật, tiết kiệm chi phí, thời gian và hạn chế được tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện của doanh nghiệp.

Bài viết là chia sẻ của Luật Hùng Sơn về lợi nhuận gộp. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về lợi nhuận gộp là gì cũng như cách tính và ý nghĩa của chỉ số này. Để cập nhật thêm những kiến thức doanh nghiệp, tài chính, thuế kế toán bổ ích, hãy ghé thăm website của Luật Hùng Sơn thường xuyên nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn