Đăng ký nhãn hiệu là gì, lợi ích đăng ký nhãn hiệu gồm những gì? Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Được quy định tại Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Từ định nghĩa nói trên, có thể hiểu “Nhãn hiệu” trước hết phải là một “dấu hiệu” có chức năng “phân biệt” giữa hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác. Hàng hóa, dịch vụ ở đây được hiểu là hàng hóa, dịch vụ cùng loại/cùng tính chất.
Ví dụ: Nhãn hiệu “OMO, hình” đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm “chế phẩm làm sạch, nước giặt” dùng để phân biệt với nhãn hiệu “ARIEL, hình” cho cùng loại sản phẩm “nước giặt, bột giặt”;
Nhãn hiệu: “Dutch Lady, hình” bảo hộ lĩnh vực sản phẩm “sữa, chế phẩm từ sữa” dùng để phân biệt với nhãn hiệu: “Vinamilk” cho cùng loại sản phẩm “sữa, chế phẩm từ sữa”;
Nhãn hiệu: “Giao hàng nhanh GHN, hình” bảo hộ lĩnh vực dịch vụ “vận tải, giao nhận hàng hóa” dùng để phân biệt với nhãn hiệu: “Kerry Express, hình” cho cùng lĩnh vực dịch vụ trên…
Đăng ký nhãn hiệu là một loại thủ tục hành chính, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Tại Việt Nam, thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu đem lại lợi ích gì cho cá nhân, doanh nghiệp? Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền? Đăng ký nhãn hiệu đem đến những lợi ích lớn sau đây:
Độc quyền sử dụng nhãn hiệu
Sử dụng nhãn hiệu; Cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu và ngăn cấm người khách sử dụng nhãn hiệu. Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu. Đây là 4 quyền năng cơ bản nhất mà chủ sở hữu nhãn hiệu có được: Sử dụng – Cho phép – Ngăn cấm – Định đoạt.
Sử dụng nhãn hiệu bao gồm các hoạt động: Gắn nhãn hiệu lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, gắn nhãn hiệu lên phương tiện kinh doanh/phương tiện dịch vụ/giấy tờ khác sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Ví dụ:
Nhãn hiệu: “Danisa, hình” bảo hộ Nhóm 30 được sử dụng trên bao bì- vỏ hộp bánh;
Nhãn hiệu: “KERRY EXPRESS” bảo hộ Nhóm 39 được sử dụng trên phương tiện dịch vụ vận tải;
Nhãn hiệu: “Canifa” bảo hộ nhóm 25 được gắn lên sản phẩm quần, áo thời trang
Sử dụng nhãn hiệu còn bao gồm các hoạt động: Lưu thông, mua bán, quảng cáo… để bán hàng hóa mang nhãn hiệu.
Sử dụng nhãn hiệu bao gồm cả hoạt động nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Như đã đề cập, lợi ích to lớn của đăng ký nhãn hiệu mang lại là: “ĐỘC QUYỀN sử dụng nhãn hiệu”. Từ quyền “độc quyền” sử dụng mà dẫn tới quyền năng “cho phép” và quyền năng “ngăn cấm” người khác sử dụng nhãn hiệu.
Các bên khác nếu muốn sử dụng nhãn hiệu đang được đăng ký/bảo hộ thì phải được sự đồng ý/cho phép/chấp nhận từ chủ sở hữu nhãn hiệu. Hành vi sử dụng nhãn hiệu đang được bảo hộ mà không được chủ sở hữu cho phép là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền định đoạt- chuyển nhượng nhãn hiệu như định đoạt, chuyển nhượng một loại tài sản hữu hình.
Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm
Từ quyền năng độc quyền nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi các hành vi vi phạm, nếu gặp phải một trong các hành vi sau:
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu (đang được bảo hộ) của mình cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đang được bảo hộ.
Ví dụ: Nhãn hiệu: “PROATECO” của chủ sở hữu là: “Trịnh Thanh Bình” đã đăng ký và bảo hộ cho các Nhóm 35; 36 và Nhóm 41.
Nếu bên A sử dụng dấu hiệu “PROATECO” trùng với nhãn hiệu nói trên và trùng lĩnh vực Nhóm 35; 36 và Nhóm 41.
Hành vi sử dụng của bên A nếu không thông qua sự cho phép/chấp thuận của ông Trịnh Thanh Bình thì đây chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ- quyền đối với nhãn hiệu.
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ trùng nhau, tương tự hoặc liên quan với sản phẩm, dịch vụ đăng ký và việc sử dụng này có thể gây ra nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ: Nếu bên A sử dụng nhãn hiệu: “PRUATEKO” cho cùng lĩnh vực Nhóm 35, 36 và Nhóm 41 mà không được sự cho phép của ông Trịnh Thanh Bình thì đây cũng có thể bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền dối với nhãn hiệu.
Với cả hai trường hợp trên, bên A nếu làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu đang sử dụng tại Cục SHTT cho lĩnh vực Nhóm 35, 36 và Nhóm 41 tương tự với lĩnh vực bảo hộ của nhãn hiệu “PROATECO” thì sẽ gặp phải hai nguy cơ: Hoặc là Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ do dấu hiệu đó trùng/tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ; Hoặc là chủ sở hữu nhãn hiệu “PROATECO” nộp đơn phản đối cấp.
Như vậy, quyền lợi của việc đăng ký nhãn hiệu là rất lớn. Bạn không chỉ được sử dụng độc quyền, mà còn bảo vệ được lợi ích của mình nếu có hành vi vi phạm xảy ra.
Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ
Nâng tầm giá trị cho hàng hóa, dịch vụ là mục tiêu và đích đến của rất nhiều doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp tìm nhiều cách để tạo ra thế mạnh riêng. Một trong số đó ắt hẳn là quan tâm và đầu tư cho tài sản sở hữu trí tuệ.
Đặc biệt là tên thương hiệu sản phẩm. Thứ chiếm % lớn trong lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng. Cùng loại sản phẩm, người dùng có tâm lý sẽ chọn sản phẩm thân thuộc và uy tín hơn. Sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu mang lại cảm giác an tâm, chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hùng Sơn
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục phổ biến và diễn ra thường xuyên. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng là Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận.
Luật Hùng Sơn tự hào là một trong số những Tổ chức đại diện SHCN được Cục SHTT tin tưởng, công nhận. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này. Chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý với khách hàng.
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục phổ biến, thực hiện tương đối đơn giản. Tuy vậy, quy trình thẩm định nhãn hiệu ở phía sau mới thực sự chiếm nhiều thời gian và công sức. Ý thức được những lợi ích mà nhãn hiệu độc quyền mang lại, mỗi ngày có tới hàng trăm đơn đăng ký được nộp mới. Nếu như bạn và doanh nghiệp cũng muốn nhanh chóng chiếm được ưu thế trên thị trường thì ngay bây giờ tìm hiểu và đăng ký nhãn hiệu là việc làm cấp thiết.
Để nhận tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, từ quy trình, thủ tục, thời gian, chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu … Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp ngay tới bạn. Vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.6518 hoặc nhận tư vấn ngoài giờ hành chính: 0964 509 555 – 0969 329 922.
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023