logo

Lấn vạch liền phạt bao nhiêu?

Lấn vạch liền phạt bao nhiêu? Quy định của pháp luật như thế nào? Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau

Quảng cáo

Lỗi đè vạch là gì?

Lỗi đè vạch là lỗi được xác định khi bánh xe đè hoặc lấn lên các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua. Các nhóm vạch gồm có vạch dọc đường, vạch cấm dừng xe trên đường hoặc vạch ngang đường.

Lấn vạch liền

Lấn vạch liền phạt bao nhiêu?

Mức xử phạt đối với trường hợp phương tiện ô tô, xe máy vi phạm lỗi đè vạch liền đường hai chiều; Lỗi đè vạch liền trên cầu; Lỗi đè vạch xương cá hoặc lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ trong đó thì: 

Đối với phương tiện xe máy.

Nếu xe máy đè vạch kẻ đường mà vạch đó được phép đè hoặc lấn làn như vạch kẻ đường được sử dụng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông thì sẽ không bị xử phạt vi phạm nhưng nếu người điều khiển xe máy mà đè lên những vạch cấm như vạch 1.2 (đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đơn và nét liền: sử dụng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được phép lấn làn, không được đè lên vạch) thì sẽ bị xử lý như sau:

+ Mức xử phạt đối với xe máy theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự như xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì mức xử phạt tiền là Phạt tiền từ 100.000 đồng lên đến 200.000 đồng khi  không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của các biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Theo đó thì khi xe máy đè lên vạch kẻ đường sẽ bị xác định là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường và xử phạt tiền mức từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

+ Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1, điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt người điều khiển các phương tiện máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi không chấp vạch kẻ đường.

Ngoài ra tại điểm c, khoản 1, điều 8 Nghị định trên quy định phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng áp dụng đối với lỗi đè vạch xương cá.

Đối với các phương tiện ô tô.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và những loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi không chấp hành vạch kẻ đường từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Tương tự như xe máy, đối với trường hợp ô tô đi vào làn được phép đè vạch mà ô tô đó tiếp giáp với bên cạnh vạch kẻ đứt thì sẽ không bị xử phạt về lỗi này.

Quảng cáo

Nhận biết một số loại vạch kẻ đường phổ biến

Căn cứ Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa và cách sử dụng từng loại vạch kẻ đường như sau:

Nhóm vạch phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều (dải vạch có màu vàng)

Đối với dạng vạch đơn, nét đứt: sử dụng để phân chia 2 chiều xe chạy. Xe được phép cắt qua để có thể sử dụng làn ngược chiều từ cả 2 phía. 

Đối với dạng vạch đơn, nét liền: sử dụng để phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều, xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.

Đối với vạch đôi song song, liền nét: Sử dụng để phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều, các xe không được đè lên vạch và không được phép lấn làn. Loại vạch này dành cho đường có nhiều hơn 4 làn xe cơ giới.

Đối với vạch đôi song song, một vạch liền nét và một vạch đứt nét: Loại vạch này sử dụng trên đường có nhiều hơn từ 2 làn xe, nhằm mục đích phân chia 2 chiều xe chạy ngược chiều. Đối với các xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét thì được phép cắt qua khi cần thiết. Xe trên đường tiếp giáp với vạch liền nét thì không được đè lên vạch và không được phép lấn làn.

Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều (dải vạch có màu trắng)

Đối với dạng vạch đơn, đứt nét: sử dụng để phân chia các làn xe cùng chiều. Các xe được phép chuyển làn đường qua vạch.

Đối với dạng vạch đơn, liền nét: sử dụng để phân chia các làn xe cùng chiều đối với trường hợp không cho phép xe chuyển làn hay sử dụng làn khác. Đồng thời, xe cũng không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Đối với dạng một vạch liền và một vạch đứt nét: xe được phép cắt qua vạch đối với các xe trên làn đường tiếp giáp trong trường hợp cần thiết. Các xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét thì không được đè vạch hoặc lấn làn.

Nhóm vạch giới hạn mép phần đường xe chạy

Đối với các vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hay vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ (liền nét, có màu trắng): sử dụng để xác định mép ngoài phần đường xe chạy; hay phân cách làn xe cơ giới và xe thô sơ, các xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết và thực hiện phải nhường đường cho xe thô sơ.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Lấn vạch liền phạt bao nhiêu? Hi vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời hữu ích và góp phần giảm thiểu được các lỗi khi tham gia giao thông. Trường hợp cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6518 để được giải đáp.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top