logo

Kiểm tra hành chính là gì? Vai trò của công tác kiểm tra hành chính

Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý đó khâu kiểm tra hành chính. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các quy định hay hiểu đúng về bản chất của kiểm tra hành chính. Vậy Kiểm tra hành chính là gì? Cơ quan nào kiểm tra hành chính? Đối tượng kiểm tra là ai? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây

Quảng cáo

Kiểm tra hành chính là gì?

Kiểm tra hành chính là xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước xem có phù hợp với pháp luật hay không và áp dụng biện pháp đảm bảo và khôi phục sự phù hợp đó.

Đối tượng chịu sự kiểm tra hành chính rất rộng, vừa là các cơ quan hành chính nhà nước, vừa là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lý của hệ thống hành chính mà vừa là nhân dân.

Kiểm tra hành chính là hoạt động thường xuyên diễn ra của cơ quan hành chính Nhà nước. Chủ thể tiến hành kiểm tra là Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân và những người đứng đầu các cơ quan đó.

Hoạt động kiểm tra hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước, buộc các đối tượng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm tra hành chính được tiến hành dưới nhiều hình và có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất.

Nội dung của kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính là nội dung cơ bản, là khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, thể hiện rõ tính chất quyền lực nhà nước. Người kiểm tra tiến hành kiểm tra một cách đơn phương trên cơ sở pháp luật, có thể kiểm tra định kì, cũng có thể kiểm tra đột xuất; người kiểm tra có quyền yêu cầu bên bị kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ liên quan tới vấn đề cần kiểm tra, bên bị kiểm tra không được từ chối hay cần trở việc thực hiện những yêu cầu đó; người kiểm tra có quyền ra chỉ thị về phương hướng, thời hạn và cách sửa chữa những thiếu sót phát hiện thấy trong khi kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra, bên kiểm tra có quyền:

  • Ra quyết định có tính chất bắt buộc đối với bên bị kiểm tra, buộc bên bị kiểm tra áp dụng biện pháp khắc phục sai sót trong hoạt động;
  • Bãi bỏ những văn bản không hợp pháp của bên bị kiểm tra (chỉ áp dụng trong trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra hoạt động của cơ quan cấp dưới);
  • Đình chỉ thi hành văn bản của bên bị kiểm tra cho đến khi cơ quan thẩm quyền kết luận về tính hợp pháp của văn bản đó;
  • Áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu lãnh đạo cơ quan bị kiểm tra cung cấp thông tin, văn bản và giải trình;
  • Yêu cầu các nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.

Ngược lại, cơ quan, nhân viên nhà nước cũng phải triệt để tuân thủ pháp luật trong quá trình kiểm tra, không được cản trở hoạt động hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đặc điểm của hoạt động kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính đơn giản và dễ nhận thấy. Một số đặc điểm của kiểm tra hành chính được thể hiện như sau:

Quảng cáo
  • Kiểm tra hành chính là hoạt động được diễn giữa hai đối tượng liên quan là chủ thể kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra. Trong đó chủ thể kiểm tra là người có thẩm quyền xem xét các vấn đề liên quan để đưa ra đánh giá còn đối tượng bị kiểm tra là người có trách nhiệm chấp hành theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra
  • Công tác kiểm tra hành chính thuộc hoạt động quản lý của nhà nước do vậy nó mang tính quyền lực nhà nước buộc đối tượng bị kiểm tra phải chấp hành đúng quy định
  • Có nhiều hình thức thực hiện kiểm tra hành chính bao gồm: kiểm tra hành chính thường xuyên, kiểm tra hành chính định kỳ và kiểm tra hành chính đột xuất
  • Hoạt động kiểm tra hành chính mang tính phòng ngừa. Tức là nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu những sai phạm có thể xảy ra trong từng lĩnh vực bị kiểm tra.

Chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính và Đối tượng bị kiểm tra hành chính

Chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính

Chủ thể được thực hiện kiểm tra hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:

  • Cơ quan hành chính Nhà nước trung ương: Chính phủ, các Bộ đứng đầu lĩnh vực kiểm tra, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
  • Cơ quan tại địa phương: UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan các ban ngành, người đứng đầu trong các cơ quan đó và các cá nhân được giao trách nhiệm

Mỗi chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính được xác định rõ trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và lệnh được giao. Trong trường hợp chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính không tiến hành kiểm tra theo đúng quy định và nhiệm vụ được giao sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Đối tượng bị kiểm tra hành chính

Công tác kiểm tra hành chính được quy định áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức sau:

  • Công tác kiểm tra hành chính được áp dụng cho toàn bộ các cá nhân là công nhân nước Việt Nam hoặc sinh sống, học tập, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
  • Các cơ sở kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
  • Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoạt động kinh doanh, sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam

Những đối tượng kể trên có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành theo đúng quy định và theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra hành chính. Trong trường hợp đối tượng bị kiểm tra hành chính không chấp hành hoặc vi phạm quy định của pháp luật, chủ thể kiểm tra hành chính có quyền áp dụng những biện pháp xử lý theo quy định.

Vai trò của công tác kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính là một trong những hoạt động được tiến hành theo quy định và rất cần thiết áp dụng trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày một phát triển nảy xay ra nhiều vấn đề, hệ lụy trong xã hội gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh của nước nhà. Do đó để giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà pháp luật đề ra của người dân, các cơ quan quản lý nhà nước và người có thẩm quyền được giao phó trách nhiệm thực hiện kiểm tra hành chính những đối tượng trong quy định.

Hoạt động kiểm tra hành chính được đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
  • Đảm bảo công tác quản lý xã hội được áp dụng theo đúng hiến pháp và pháp luật theo đúng quy định của nhà nước đồng thời hợp với mục tiêu phát triển của Đảng
  • Đảm bảo các chức năng trong quản lý hành chính Nhà nước được thi hành và áp dụng rộng rãi góp phần xây dựng một xã hội ổn định, phồn vinh
  • Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính nhà nước

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. về “Kiểm tra hành chính là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn