logo

Khởi tố là gì? Khởi tố vụ án hình sự được hiểu như thế nào?

Khởi tố là gì? Vai trò và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự là gì? Cơ sở để khởi tố vụ án hình sự là gì? Ai là người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? Phân biệt giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Khởi tố là gì?

Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng, trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra và xác định dấu hiệu phạm tội hay không đối với các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Khởi tố bao gồm khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Khởi tố bị can thông thường được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Khởi tố vụ án hình sự được hiểu như thế nào?

Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án hình sự thông thường trải qua các giai đoạn chính bao gồm: giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử và thi hành án.

Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm trong các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Từ đó đi đến việc kết luận ra  quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi trên.

Cơ sở khởi tố một vụ án hình sự

Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Ngoài ra, không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Ai là người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Quảng cáo

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.

Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:

  • Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Như vậy, người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.

Vai trò và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự

Vai trò

Vai trò của khởi tố hình sự được thể hiện như sau:

  • Khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội. Điều này giúp phát hiện, điều tra và xử lý có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;
  • Ngoài ra, việc quyết định khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự nên khởi tố vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ, ngăn chặn kịp thời việc này. Chẳng hạn như xét xử một cách vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội;
  • Là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.

Ý nghĩa

  • Góp phần bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội;
  • Xác lập cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra;
  • Góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Phân biệt giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can

Khởi tố vụ án Khởi tố bị can
Đối tượng quyết định khởi tố Hành vi có dấu hiệu phạm tội Người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội.
Căn cứ khởi tố Căn cứ vào Điều 143 BLTTHS 2015

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

– Tố giác của cá nhân;

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

– Người phạm tội tự thú.

 

Căn cứ vào Điều 179 BLTTHS 2015

Sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra vụ án. Từ đó, nếu có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can. Quyết định khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố Có 04 cơ quan:

– Cơ quan điều tra.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát;

– Hội đồng xét xử.

 

Có 03 cơ quan:

– Cơ quan điều tra.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát.

 

Thời điểm khởi tố Khi cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm

 

Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Khởi tố là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn