Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được xem là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp, ghi rõ những thông tin cơ bản về doanh nghiệp. Mấy năm gần đây, do môi trường và điều kiện kinh tế thay đổi liên tục, dẫn đến việc doanh nghiệp có nhiều cải cách trong kinh doanh ngày càng nhiều. Nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh trở thành phổ biến. Vậy khi nào doanh nghiệp phải thay đổi đăng ký kinh doanh? Thủ tục thay đổi như thế nào? Đó là những nội dung tư vấn chính mà Luật Hùng Sơn muốn đề cập trong bài viết này.
Những trường hợp khi nào doanh nghiệp phải thay đổi đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những trường hợp thông tin hiển thị trên giấy phép kinh doanh thay đổi thì cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, cụ thể:
– Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
Tại điều 32 Luật doanh nghiệp 2014 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về sự thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Do đó, khi doanh nghiệp thêm, bớt hoặc có sự điều chỉnh ngành nghề kinh doanh khác với thông tin mà đã đăng ký thì phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
– Thay đổi chủ sở hữu/ người đại diện theo pháp luật
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh do thay đổi chủ sỡ hữu/người đại diện theo pháp luật là một trong những trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh tương đối phức tạp. Khi chủ sở hữu doanh nghiệp chết/mất tích/mất năng lực hành vi dân sự/… hoặc bán/sang nhượng/… doanh nghiệp cho người khác thì phải thực hiện thủ tục bắt buộc này.
– Thay đổi tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là một trong những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp. Đây là yếu tố để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trên thị trường. Tên doanh nghiệp cũng đóng vai trò trong việc tạo nên thương hiệu riêng của doanh nghiệp, tạo uy tín cho các đối tác cũng như những nhà đầu tư. Do đó, khi có nhu cầu thay đổi tên doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thay đổi đăng ký kinh doanh.
– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
Đây là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp, làm việc co doanh nghiệp, thậm chí có các quyền và nghĩa vụ như doanh nghiệp nếu được ủy quyền. Khi thực hiện thay đổi một trong những thông tin này thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi.
– Thay đổi vốn điều lệ, các thành viên công ty
Để phù hợp hơn với tình hình thị trường cũng như tối ưu hóa lợi nhuận cho mình, doanh nghiệp được quyền thay đổi vốn điều lệ theo hướng tăng hoặc giảm; và thay đổi các thành viên công ty. Tuy nhiên, thực hiện đồng thời với quyền này chính là nghĩa vụ phải đăng ký thay đổi kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Thay đổi số điện thoại, số Fax, Email, Website đã đăng ký
Đây là những thông tin liên hệ cơ bản của doanh nghiệp, do đó, khi thay đổi một trong những thông tin này, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi số điện thoại, số fax, email, website cho đối tác có thể cập nhập được.
Xem chi tiết Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh TẠI ĐÂY!
Quá trình thực hiện làm thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ diễn ra như thế nào?
Khi doanh nghiệp có sự thay đổi một hoặc nhiều thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như tên, địa chỉ, vốn, thành viên, ngành nghề kinh doanh,… thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Tùy vào từng trường hợp cụ thể khác nhau (thay đổi trụ sở, thay đổi ngành nghề kinh doanh, thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luậ,..,) mà thành phần hồ sơ được yêu cầu sẽ khác nhau. Nếu không có một sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật nói chung và lĩnh vực thay đổi đăng ký kinh doanh nói riêng thì vấn đề chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ tương đối phức tạp.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết làm thay đổi đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp có thể trực tiếp nộp (hoặc ủy quyền cho người khác) hoặc nộp qua đường bưu điện đến địa chỉ cơ quan này.
Bước 3: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi biết, nêu rõ lý do sửa đổi bổ sung hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Bước 4: Công bố thay đổi đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì các thông tin về doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, sau khi hoàn thành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh, hãy liên hệ ngay Luật Hùng Sơn. Chúng tôi cam kết cung cấp gói dịch vụ pháp lý đầy đủ và tối ưu nhất quyền lợi của doanh nghiệp.
>>> Quy định mới nhất về thời gian thay đổi đăng ký kinh doanh