logo

Khi nào công an xã được dừng xe?

Thực tế, việc công an xã tham gia việc dừng xe, xử phạt giao thông tại địa phương không phải là điều hiếm gặp. Vậy, pháp luật có cho phép họ thẩm quyền dừng xe vi phạm giao thông hay không ? Khi nào công an xã được dừng xe?

Quảng cáo

Nhiệm vụ của lực lượng Công an xã?

Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết thì:

“Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã

  1. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.
  2. Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.
  3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.”

Công an xã có quyền yêu cầu kiểm tra phương tiện?

Theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

  1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
  • Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Đồng thời, thẩm quyền của công an nhân dân cũng được quy định như sau:

Quảng cáo

“Điều 39. Thẩm quyền của công an nhân dân.

[…]3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;”

Do đó, phải xác nhận hành vi vi phạm ở đây là gì, sau đó, mới xác định thẩm quyền xử phạt như đã nói ở trên, đồng thời, trưởng công an xã, huyện mới có quyền tịch thu tang vật, phương tiện có vi phạm hành chính. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện chỉ được áp dụng trong các trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu không có căn cứ trên thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện việc tịch thu trên.

Khi nào công an xã được dừng xe?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA, khi được tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông, Công an xã có nhiệm vụ:

  • Tham gia tuần tra và kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.
  • Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; Thống kê, báo cáo kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông theo sự phân công trong kế hoạch.
  • Trường hợp không có Cảnh sát giao thông đi cùng thì Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đặc biệt, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm sau:
    • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định;
    • Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, không có gương chiếu hậu, tháo ống xả hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật;
    • Các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông…
  • Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Như vậy Công an xã được dừng xe của người điều khiển xe máy nếu có vi phạm giao thông tại các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý của mình để xử lý. Còn trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hoặc trên các tuyến đường liên xã, liên thông những người tham gia giao thông chấp hành đúng quy định, không có vi phạm thì Công an xã không được quyền dừng xe để kiểm tra

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn