Trong bối cánh khi mà thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu như hiện nay thì việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trước hành vi xâm phạm nhãn hiệu ngày càng được quan tâm. Trong đó việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết cũng là một vấn đề quan trọng. Điều này xuất phát từ lý do sau:
Quảng cáo
Khái quát về nhãn hiệu liên kết
Hiện nay theo quy định của pháp luật về SHTT thì nhãn hiệu được chia làm nhiều loại khác nhau: Đó có thể là nhãn hiệu thông thường, chứng nhận, tập thể hoặc cũng có thể là nhãn hiệu liên kết. Theo đó, nhãn hiệu liên kết được quy định tại khoản 19 điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…..
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.”
Như vậy, có thể hiểu “trùng” ở đây là sự giống nhau cả về nội dung lẫn hình thức của một nhãn hiệu. Còn “Tương tự” nghĩa là tuy giống nhau về hình thức và nội dung nhưng vẫn có những điểm khác biệt nhất định, đó có thể là sự khác biệt về: tên gọi, công dụng, tính năng của sản phẩm, dịch vụ đó.
Quy định về đăng ký nhãn hiệu liên kết
Thứ nhất, về chủ thể: Để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu liên kết thì chủ thể của nhãn hiệu phải cùng là một người.
Thứ hai, về mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết: nhằm ngăn chặn cá nhân, tổ chức khác có những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp mình làm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu liên kết để bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của mình.
Quảng cáo
Thứ ba, về sản phẩm, dịch vụ: Đối với các hàng hóa, dịch vụ được đăng ký các nhãn hiệu này phải có liên quan tới nhau về mẫu nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm dịch vụ cung cấp. Nhãn hiệu liên kết của công ty Trung Nguyên. Ví dụ: Cà Phê Sáng Tạo 1, Cà Phê Sáng Tạo 2, Cà Phê Sáng Tạo 4 là các nhãn hiệu cho dòng sản phẩm của Cà Phê Sáng tạo.
Lưu ý về tờ khai khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết:
So với các nhãn hiệu độc lập thường, khi đăng ký nhãn hiệu liên kết, chủ thể đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý về tờ khai đăng ký nhãn hiệu như sau:
Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu liên kết,;
Người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ :
Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;
Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết
Cũng giống như hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông thường, để đăng ký nhãn hiệu liên kết, chủ sở hữu cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN tuy nhiên cần phải lưu ý một số vấn đề trong tờ khai như trong phần mô tả….
Mẫu nhãn hiệu: 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau, được trình bày rõ ràng, kích thước 8×8 cm;
Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
Biên lai nộp phí, lệ phí;
Giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành các thủ tục;
Tài liệu khác liên quan (theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể).
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.