Đăng ký bản quyền Slogan là một khái niệm không tồn tại trong luật (không giống như bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu thường xuyên được nhắc đến) nhưng trong thực tế đôi khi chúng ta vẫn nghe thấy ở đâu đó cụm từ này.
Quảng cáo
Vậy slogan là gì và thủ tục bảo hộ slogan của doanh nghiệp ra sao? Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.
Slogan là gì?
Slogan bắt nguồn từ giai thoại xưa về tiếng hô xông pha trận mạc của các dũng sĩ Scotland. Ngày nay, trong kinh doanh, người ta dùng slogan với ý nghĩa là khẩu hiệu thương mại của một doanh nghiệp. Đặc điểm của slogan là cô đọng, súc tích, ấn tượng và dễ nhớ.
Một khẩu hiệu thương mại thành công là khi nghe đến khẩu hiệu, người tiêu dùng sản phẩm/ người sử dụng dịch vụ nhớ ngay đến tên doanh nghiệp sở hữu slogan đó. Slogan cũng được xem là một tài sản vô hình của doanh nghiệp bởi giá trị thương mại mà nó mang lại.
Tại sao phải đăng ký bản quyền slogan?
Đôi khi một slogan có ý nghĩa rất lớn trong chiến lược marketing, truyền tải thông điệp về sản phẩm, thương hiệu hay tên doanh nghiệp. Với phương pháp đi vào tiềm thức của người tiêu dùng, slogan càng độc đáo, sáng tạo sẽ càng hiệu quả. Khi có nhu cầu mua hàng/ sử dụng dịch vụ, họ sẽ tìm đến các sản phẩm gắn với slogan này, nhờ đó thúc đẩy doanh thu bán hàng tăng nhanh.
Không dễ để tạo ra một slogan hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần đăng ký bản quyền slogan ngay khi tạo ra chúng, tránh trường hợp một số đối thủ copy ý tưởng hoặc dùng nguyên gốc slogan của bạn quảng cáo cho sản phẩm của họ.
Điều kiện khi đăng ký bản quyền slogan
Mặc dù nói là đăng ký bản quyền Slogan (Copyright) nhưng thực tế không phải như vậy, bởi lẽ, Slogan là một cụm từ ngắn không đủ điều kiện để được bảo hộ dưới dạng bàn quyền tác giả (giống như một cuốn sách, truyện, kịch bản,..). Do đó, chúng ta sẽ tiếp cận theo hướng đăng ký Slogan dưới dạng nhãn hiệu nếu đáp ứng được điều kiện bảo hộ.
Quảng cáo
Slogan cũng thuộc cấu thành của nhãn hiệu, thương hiệu. Cùng với phần hình logo, phần chữ, slogan hỗ trợ truyền tải thương hiệu, nhãn hiệu một cách ấn tượng hơn. Như đã đề cập ở trên, việc đăng ký bản quyền slogan cũng cần đáp ứng các điều kiện như bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. Cụ thể, điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định, điều kiện đối với nhãn hiệu được bảo hộ gồm:
Là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc kết hợp từ các yếu tố đó, được thể hiện bằng các màu sắc.
Có thể dựa vào đó phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu khác.
Một số lưu ý
Slogan nếu đảm bảo được dạng chữ, từ ngữ và có khả năng giúp người tiêu dùng phân biệt với sản phẩm khác cùng chung lĩnh vực (không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn) thì xem như đủ điều kiện được bảo hộ.
Cần lưu ý quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nếu slogan thuộc trường hợp mô tả hàng hóa/ dịch vụ (chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ) sẽ không được xét vào điều kiện “có khả năng phân biệt”, dẫn đến không được bảo hộ.
Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký bản quyền slogan
Tờ khai theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
Mẫu slogan;
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp;
Giấy uỷ quyền (bản sao), nếu doanh nghiệp ủy quyền cho một đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký này;
Nếu trong đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì cần đơn đầu tiên hay Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm (bản sao);
Biên lai đã nộp phí nộp đơn.
Phần mô tả slogan trong Tờ khai: Nếu slogan có chứa từ ngữ là tiếng nước ngoài, thì phải ghi rõ phiên âm ra tiếng Việt kèm dịch nghĩa. Nếu slogan có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập (ví dụ như số La Mã) thì phải dịch ra chữ số ả-rập. Mẫu slogan gắn trong Tờ khai được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt 80×80 mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau không được nhỏ hơn 15 mm.
Quy trình đăng ký bản quyền slogan
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Đến Cục sở hữu trí tuệ vào phòng nhận đơn, bấm số thứ tự theo lĩnh vực cần đăng ký.
Bước 3: Mang hồ sơ tới cho bộ phận nhận hồ sơ kiểm tra khi đến lượt, nhận phiếu đóng chi phí đăng ký slogan.
Bước 4: Sang phòng tài chính – kế toán nộp phí đăng ký slogan và nhận biên lai nộp tiền.
Bước 5: Quay lại phòng tiếp nhận hồ sơ đưa biên lai nộp tiền và nhận bản lưu đơn vừa nộp.
Thời hạn bảo hộ slogan
Căn cứ khoản 6, Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có quyền gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Do đó, slogan cũng sẽ được áp dụng theo quy định này.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về đăng ký bản quyền slogan. Luật Hùng Sơn hân hạnh đồng hành cùng bạn trong việc hoàn tất các thủ tục khó khăn.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này cùng đội ngũ chuyên viên giỏi, chúng tôi cam kết hoàn tất thủ tục nhanh chóng, mang lại hiệu quả công việc tối đa, giúp khách hàng yên tâm cũng như tiết kiệm được thời gian thực hiện các thủ tục rườm rà.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.