Hướng dẫn cách soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hợp lệ

Hiện nay nhu cầu làm hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cao và trở nên cần thiết trong cuộc sống. Vì ngày càng có nhiều sản phẩm ra đời trên thị trường cho nên nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho những sản phẩm ấy cao là lẽ đương nhiên. Vì vậy, Công ty Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn cách soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hợp lệ để có thể thành công trong việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay.

Quảng cáo

1. Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hiện nay

Thành phần hồ sơ bắt buộc để đăng kỹ nhãn hiệu:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định.

– Có mẫu nhãn hiệu của sản phẩm. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả cụ thể để làm rõ được những yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu và ý nghĩa của tổng thể nhãn hiệu đăng ký ấy (nếu có); nếu như mà từ, ngữ của nhãn hiệu đăng ký ấy thuộc về ngôn ngữ tượng hình thì phải được phiên âm; bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

– Có danh mục hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Có chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Nếu như nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm quy chế sử dụng nhãn hiệu và có bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng và đặc thù của sản phẩm mà mang nhãn hiệu ấy.

– Yêu cầu đối với quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể như sau:

+ Có tên, địa chỉ, căn cứ để thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu của nhãn hiệu đăng ký ấy.

+ Có các tiêu chuẩn để có thể trở thành thành viên của tổ chức tập thể.

+ Có danh sách của những tổ chức, cá nhân được cho phép sử dụng nhãn hiệu.

+ Có các điều kiện để sử dụng nhãn hiệu.

+ Có các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quy chế về sử dụng nhãn hiệu.

– Yêu cầu đối với quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận như sau:

+ Thể hiện được cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu ấy.

+ Có điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu ấy.

+ Có các đặc tính của hàng hóa hoặc là dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu.

+ Có phương pháp để đánh giá những đặc tính của hàng hóa và dịch vụ, các phương pháp để kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.

+ Có quy định về chi phí để người sử dụng phải trả cho việc chứng nhận và bảo vệ nhãn hiệu (nếu có).

Các tài liệu khác cần có kèm theo:

– Có bản sao có công chứng hoặc chứng thực của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu như chủ của đơn đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm là tổ chức kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

– Có bản sao của giấy chứng minh thư nhân dân, hoặc thay thế bằng thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực nếu như chủ của đơn đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm là cá nhân.

– Có văn bản ủy quyền hợp pháp (nếu có).

Quảng cáo

– Có tài liệu xác nhận về quyền đăng ký.

– Có tài liệu chứng minh về quyền ưu tiên.

– Các tài liệu có ích khác.

đăng ký nhãn hiệu hợp lệ

2. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ theo quy định

Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu được cấp một văn bằng bảo hộ duy nhất cho nhãn hiệu ấy.

Tất cả các tài liệu trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đều phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu như tài liệu là bằng ngôn ngữ khác thì cũng phải được dịch sang tiếng Việt. Tất cả mọi tài liệu trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đều phải được thể hiện và trình bày theo một chiều dọc, còn riêng đối với nếu là hình vẽ, sơ đồ hoặc bảng biểu thì có thể được trình bày theo chiều ngang.

Khổ giấy quy định cho tất cả tài liệu là khổ giấy A4 (với kích thước là 21cmx29.7cm), lề yêu cầu là rộng 2cm, trừ những tài liệu mà bổ trợ khác.

Đối với những tài liệu mà yêu cầu bắt buộc theo mẫu quy định thì phải sử dụng những mẫu ấy, điền đầy đủ và chính xác các thông tin phù hợp.

Nếu như tài liệu của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có nhiều trang thì trong mỗi trang ấy phải có ghi số thứ tự của trang đó bằng chữ số Ả-rập.

Đối với yêu cầu về cách thể hiện nội dung tài liệu, phải được đánh máy hoặc là in bằng loại mực khó có thể phai mờ, thể hiện tổng thể một cách rõ ràng, không tẩy xóa hay sửa chữa, sạch sẽ. Nếu như có phát hiện về sai sót lỗi chính tả ở trong tài liệu, nhưng sai sót này không đáng kể khi đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì có thể sửa chữa được nhưng tại chỗ sửa chữa ấy phải thực hiện kỹ xác nhận hoặc đóng dấu của người nộp đơn đăng kỹ nhãn hiệu.

Không sử dụng trong các tài liệu của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu những từ ngữ địa phương, các từ tự tạo hay là từ hiếm mà phải sử dụng chung và thống nhất là các thuật ngữ phổ thông.

Đơn đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm cũng có thể có kèm theo tài liệu bổ trợ thêm là các vật mang dữ liệu điện tử của một phần nội dung tài liệu đơn hoặc là toàn bộ nội dung tài liệu đơn đăng kỹ nhãn hiệu.

Trên đây là thông tin của Công ty Luật Hùng Sơn hướng dẫn cách soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hợp lệ, mong mọi người có thể làm hợp pháp hóa các tài liệu để có thể thành công trong việc đăng kỹ hiện nay.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn