logo

Hợp tác xã là gì? Thành lập hợp tác xã có lợi gì?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 07-06-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 2350 Lượt xem

Hợp tác xã là gì? Đây là một mô hình quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Cho đến nay, luật này đã có nhiều thay đổi, đổi mới. Vậy hợp tác xã là gì? Mô hình tổ chức có những đặc điểm, đặc trưng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Quảng cáo

Khái niệm hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là gì? Theo liên minh quốc tế định nghĩa, hợp tác xã là một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết, tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội, văn hóa, nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ.

Định nghĩa về hợp tác xã là như thế nào

Định nghĩa về hợp tác xã là như thế nào

Theo Điều 29, Luật hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, có thể hiểu khái niệm hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh, được điều hành bởi một nhóm các cá nhân vì lợi ích của họ. Tại Việt Nam, đây là một mô hình tổ chức kinh tế được nhà nước khuyến khích sử dụng. Việc thành lập hợp tác xã cũng cần được đăng ký tại các Cơ quan có thẩm quyền.

Một số đặc điểm cơ bản về hợp tác xã

Từ khái niệm hợp tác xã là gì, có thể phân tích một số đặc điểm cơ bản như sau:

Là một tổ chức kinh tế tập thể

Xét về góc độ kinh tế, đây là một tổ chức gần giống như doanh nghiệp. Tổ chức này hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tài sản và tư liệu sản xuất. Các thành viên khi gia nhập hợp tác xã sẽ đóng góp vào quỹ tài sản, vốn và tư liệu sản xuất chung. Ngoài ra, còn có một nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước.

Phần lợi nhuận sẽ được sử dụng vào các hoạt động tập thể. Phần còn lại được chia cho các xã viên dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ và tham gia sản xuất.

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể

Mang tính xã hội sâu sắc

Tính xã hội của hợp tác xã được thể hiện thông qua việc tổ chức, quản lý các thành viên. Mọi người tham gia tự nguyện, bình đẳng, hướng đến cùng một lợi ích và quyền quản lý dân chủ. Tất cả các thành viên đều có quyền biểu quyết ngang nhau.

Hợp tác xã được xây dựng giúp các thành viên tiến hành sản xuất, kinh doanh. Từ đó thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển và giải quyết được vấn đề việc làm. Ngoài ra, hợp tác xã còn góp phần cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa của các thành viên.

Về tư cách pháp nhân

Như đã đề cập về HTX là gì, tổ chức này cần được đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền. Các hợp tác xã cần đăng ký tại UBND cấp huyện để được thành lập hợp pháp. Sau đó UBND huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức.

Hợp tác xã là một tổ chức  có tư cách pháp nhân theo quy định tại điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015:

  • Hợp tác xã là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của Luật hợp tác xã.
  • Hợp tác xã cũng có cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức của một pháp nhân, cũng có cơ quan điều hành, có điều lệ theo quy định của pháp luật.
  • Hợp tác xã có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
  • Nhân danh mình độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Có tối thiểu 7 thành viên

Điều kiện để thành lập hợp tác xã là gì? Đó là có ít nhất 7 thành viên tự nguyện tham gia thành lập. Thành viên của các hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân. Trong đó, cá nhân phải trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Còn hộ gia đình cần có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Người lao động tham gia hợp tác xã vừa góp vốn, vừa góp sức

Nguồn vốn chủ yếu của hợp tác xã là do các thành viên góp vào. Chính vì vậy họ cũng có quyền và nghĩa vụ cơ bản đối với tổ chức này. Quyền ở đây bao gồm: tự thực hiện mục tiêu hoạt động, có quyền biểu quyết kết nạp hoặc chấm dứt kết nạp thành viên, tăng giảm vốn điều lệ hay tham gia công tác quản lý của hợp tác xã,….

Người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật

Người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật

Thành viên cũng có nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm, tham gia các hoạt động sản xuất, phát triển hợp tác xã. Đồng thời được hợp tác xã phân phối thu nhập tùy vào lượng vốn đã đóng góp.  

Được hưởng các chế độ hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước

Hợp tác xã được Nhà nước đảm bảo về việc thành lập và hoạt động trong nhiều mặt:

  • Hợp tác xã được công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn – thu nhập, nhiều quyền và lợi ích hợp pháp khác.
  • Nhà nước đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã. Đồng thời không can thiệp vào các hoạt động hợp pháp của hợp tác xã.
  • Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác với hợp tác xã.
  • Các chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí đăng ký, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Giúp hợp tác xã mở rộng thị trường, hỗ trợ máy móc, công nghệ cùng nhiều thành tự khoa học – kỹ thuật trong sản xuất.

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có cơ cấu chặt chẽ. Chính vì vậy, mô hình hợp tác xã bao gồm các bộ phận sau:

Đại hội thành viên

Đại hội thành viên của hợp tác xã là gì? Đây là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong hợp tác xã bao gồm: 

Quảng cáo
  • Đại hội thành viên thường niên: được họp trong thời hạn 3 tháng, được tính từ ngày kết thúc năm tài chính do Hội đồng quản trị triệu tập.
  • Đại hội thành viên bất thường: do Hội đồng quản trị, ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập theo quy định.

Đại hội thành viên có thể được tổ chức theo hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội thành viên được quy định tại Điều 32 Luật hợp tác xã 2012.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm dưới hình thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị bao gồm chủ tịch và thành viên. Trong đó, số lượng thành viên do điều lệ quy định, thường là tối thiểu 3 người, tối đa 15 người.

Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tác xã do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định (thường từ 2 đến 5 năm).

Hội đồng quản trị họp theo định kỳ ít nhất là 3 tháng một lần. Kỳ họp này do Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị được Chủ tịch ủy nhiệm triệu tập. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 36 Luật hợp tác xã 2012.

Mô hình tổ chức của hợp tác xã

Mô hình tổ chức của hợp tác xã

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện pháp luật của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã. Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng bao gồm:

  • Lập kế hoạch, chương trình hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho thành viên của hội đồng quản trị.
  • Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thành viên.
  • Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội thành viên về các nhiệm vụ được giao.
  • Ký các văn bản, quyết định của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

Giám đốc (Ban giám đốc)

Giám đốc hay Tổng giám đốc hợp tác xã là người điều hành hoạt động của Hợp tác xã, Liên hợp tác xã. Quyền hạn và nhiệm vụ của giám đốc hợp tác xã là gì? Giám đốc sẽ có những quyền hạn sau:

  • Tổ chức, thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã.
  • Thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại hội thành viên.
  • Thực hiện ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, do Chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền.
  • Trình báo cáo tài chính hàng năm cho Hội đồng quản trị.
  • Tuyển dụng lao động theo quyết định của Hội đồng quản trị.
  • Xây dựng các phương án tổ chức bộ phận, đơn vị trực thuộc hợp tác xã trình Hội đồng quản trị quyết định.
  • Thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ khác theo quy định, quy chế của hợp tác xã.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên độc lập được lập nhằm kiểm tra, giám sát các hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định. Với những hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, bắt buộc phải bầu ban kiểm soát. Trường hợp hợp tác xã ít hơn 30 người, việc thành lập ban kiểm soát, kiểm soát viên theo điều lệ quy định.

Ban kiểm soát (kiểm soát viên) do đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên của ban kiểm soát không quá 7 người và do đại hội thành viên quyết định. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát sẽ theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Khoản 4, Điều 39, Luật hợp tác xã năm 2012.

Lợi ích và hạn chế khi thành lập hợp tác xã

Một hợp tác xã sau khi được thành lập đều mang lại những lợi ích đến các thành viên. Tuy nhiên, mô hình này cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.

Lợi ích

Một số lợi ích của hợp tác xã:

  • Thu hút nhiều thành viên cùng tham gia, cải thiện vấn đề việc làm.
  • Tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh riêng lẻ. Từ đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
  • Cho dù thành viên góp nhiều vốn hay ít vốn thì đều có quyền hạn và nghĩa vụ như nhau trong các vấn đề của hợp tác xã.
  • Giúp cho các xã viên yên tâm đầu tư, sản xuất, tránh tâm lý lo lắng khi tham gia hợp tác xã.

Hợp tác xã giúp cá nhân kinh doanh lẻ

Hợp tác xã giúp cá nhân kinh doanh lẻ

Chính vì vậy, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều hợp tác xã được thành lập. 

Hạn chế

Với những ưu điểm và lợi ích trên, vậy hạn chế của hợp tác xã là gì?

  • Không thu hút được các thành viên đóng góp vốn lớn. Quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn thành viên bỏ ra.
  • Quá trình quản lý phức tạp do số người tham gia thường khá đông.
  • Khả năng huy động vốn không cao bằng các loại hình kinh tế khác.

Hợp tác xã thường được Nhà nước hỗ trợ vốn nên thường không mấy thu hút được các nguồn đầu tư. Ngoài ra, việc tiếp cận khoa học – kỹ thuật của hợp tác xã thường là bị động và khó khăn hơn.

Dịch vụ thành lập hợp tác xã tại Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn cung cấp dịch vụ thành lập hợp tác xã theo đúng thủ tục pháp luật của nhà nước. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại hình hợp tác xã cho khách hàng lựa chọn: trồng trọt, chăn nuôi, thủy – hải sản,….

Khách hàng sẽ được tư vấn thủ tục một cách đầy đủ nhất và lựa chọn hình thức phù hợp. Sau đó, tất cả mọi thủ tục thành lập hợp tác xã đều sẽ được Luật Hùng Sơn thay mặt khách hàng làm. Khách hàng sẽ không cần phải đi xin mọi giấy tờ liên quan.

Thời gian giải quyết sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ. Kết quả mà khách hàng nhận được bao gồm giấy chứng nhận đăng ký và mã số thuế. Đồng thời, kèm theo đó là một dấu pháp nhân và một dấu chức danh. 

Như vậy, khách hàng không cần tốn quá nhiều thời gian mà vẫn hoàn thiện mọi thủ tục và giấy chứng nhận. Ngoài ra, Luật Hùng Sơn còn cung cấp rất nhiều dịch vụ liên quan đến hợp tác xã. Nếu khách hàng có thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ hotline: 0964.509.555.

Trên đây là những thông tin về hợp tác xã là gì, các đặc điểm, đặc trưng của một hợp tác xã. Hy vọng Luật Hùng Sơn đã mang lại những thông tin bổ ích đến bạn. Hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để được tư vấn pháp luật thêm về các thủ tục liên quan.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn