Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Để xây dựng một hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu cần có những nội dung gì? Nếu bạn đọc nào đang băn khoăn vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé. Luật Hùng Sơn sẽ mang đến cho mọi người những thông tin chi tiết và bổ ích nhất.
I. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được biết đến là loại hợp đồng dùng để chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp cho một cá nhân hoặc tổ chức khác. Cá nhân hoặc tổ chức này sẽ có quyền nắm độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được chuyển giao. Đối tượng sở hữu công nghiệp có thể là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Hợp đồng sử dụng để chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Hợp đồng này chính là văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp cùng với tổ chức hoặc cá nhân được chuyển giao quyền. Sau khi giải quyết hợp đồng này, chủ sở hữu công nghiệp sẽ thu được một khoản tiền hoặc các lợi ích vật chất khác.
II. Các loại hợp đồng sử dụng khi nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hiện nay hợp đồng sử dụng khi chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm có các dạng sau đây:
- Hợp đồng độc quyền: Đây là loại hợp đồng quy định về việc trong thời hạn và phạm vi chuyển giao, bên được chuyển quyền sẽ độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên chuyển quyền không được phép ký kết hợp đồng sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp này cho bất kỳ bên thứ 3 nào. Đồng thời, bên chuyển quyền sẽ chỉ được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó khi nhận được sự cho phép của bên được chuyển quyền.
- Hợp đồng không độc quyền: Đây là loại hợp đồng quy định về việc trong thời hạn và phạm vi chuyển giao quyền sử dụng thì bên chuyển quyền vẫn có thể sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Đồng thời, bên chuyển giao vẫn có quyền ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp không độc quyền với một bên khác nữa.
- Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp: Là loại hợp đồng quy định về việc bên chuyển quyền sẽ là người được chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo một hợp đồng khác.
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được chia thành nhiều loại
III. Nội dung phải có trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Một hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp sẽ bao gồm những nội dung gì? Sau đây là đáp án của câu hỏi này. Mời mọi người theo dõi.
1. Thông tin của bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng
Trong hợp đồng cần có đầy đủ thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Thông tin về các đối tượng này gồm có:
Cá nhân:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Số CMTND hoặc số thẻ căn cước công dân (còn hiệu lực)
Pháp nhân:
- Tên pháp nhân
- Địa chỉ
- Mã số doanh nghiệp
- Người đại diện theo quy định pháp luật hoặc người được ủy quyền
2. Căn cứ thực hiện chuyển nhượng
Căn cứ thực hiện chuyển nhượng chính là việc bên chuyển nhượng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang cho bên nhận chuyển nhượng. Căn cứ chuyển nhượng sẽ bao gồm các thông tin cụ thể như:
- Tên sáng chế
- Số văn bằng
- Ngày cấp văn bằng
- Chủ sở hữu văn bằng
- Cơ quan cấp văn bằng
Các thông tin sử dụng để làm căn cứ chuyển nhượng cần phải dựa theo Văn bằng bảo hộ đã được cấp và còn hiệu lực.
Căn cứ thực hiện chuyển nhượng có ý nghĩa rất quan trọng
3. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp sẽ mang lại cho chủ sở hữu một khoản tiền, lợi ích vật chất tương ứng. Số tiền hoặc lợi ích vật chất này sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Kết quả thỏa thuận sẽ được ghi nhận lại trong điều khoản của hợp đồng. Điều khoản này sẽ gồm các thông tin như:
- Giá
- Thời điểm thanh toán
- Phương thức thanh toán
- Thỏa thuận về vấn đề chậm thanh toán: Lãi suất, phạt hợp đồng,…
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các bên phải được quy định rõ trong các điều khoản của hợp đồng. Bao gồm:
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng
Các nội dung này cần chi tiết và thật rõ ràng. Đây chính là căn cứ để các bên tham gia hợp đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
5. Quy định về thời hạn chuyển nhượng
Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp diện ra trong bao lâu? Vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Trên thực tế, thời gian này sẽ do các bên có trách nhiệm trong hợp đồng tự thỏa thuận với nhau. Thời gian này sẽ được nêu trong điều khoản của hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng cần tuân thủ thực hiện đúng thời hạn được hợp đồng quy định.
Thời hạn thực hiện chuyển nhượng do các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận với nhau
6. Một số điều khoản theo thỏa thuận khác
Ngoài các điều khoản quy định đã nêu trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ còn một số điều khoản khác. Cụ thể như:
- Điều kiện bảo mật thông tin: Điều khoản bảo mật do các bên thỏa thuận với nhau. Cụ thể gồm có: hình thức bảo mật, đối tượng bảo mật, nghĩa vụ bảo mật thông tin của mỗi bên, chi phí bảo mật (nếu có) và hậu quả pháp lý khi vi phạm điều khoản bảo mật.
- Điều khoản phạt, bồi thường nếu không làm đúng theo hợp đồng: Là điều khoản quy định các khoản phạt hoặc bồi thường khi một trong các bên không tuân thủ hợp đồng chuyển nhượng. Mức phạt hoặc bồi thường sẽ do các bên cùng thỏa thuận và ghi nhận vào hợp đồng.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Các bên tham gia hợp đồng sẽ tự thỏa thuận hình thức giải quyết khi có tranh chấp. Điều khoản này có hiệu lực ngay cả khi hợp đồng chuyển nhượng đã hết hiệu lực. Trừ các trường hợp có hợp đồng khác hoặc có sử đổi, bổ sung về điều khoản này.
IV. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực khi nào?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực dựa theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, hợp đồng sẽ chỉ có giá trị pháp lý khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, sau khi thống nhất và ký kết hợp đồng, các bên cần đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
V. Một số quy định hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp nào bị hạn chế chuyển nhượng? Sau đây là các đối tượng thuộc quy định hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
- Không chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
- Không chuyển nhượng quyền sử dụng các nhãn hiệu tập thể khi các chủ đồng sở hữu không cho phép.
- Nếu không được sự cho phép của bên được chuyển quyền thì bên chuyển quyền không được phép lý hợp đồng thứ cấp với một bên thứ 3.
Một số đối tượng hạn chế trong quá trình chuyển nhượng sở hữu công nghiệp
VI. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại Luật Hùng Sơn
Hiện nay, nhu cầu chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của mọi người đang dần tăng lên. Thay vì tự soạn thảo hợp đồng, ngày càng có nhiều người lựa chọn dịch vụ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng tại Luật Hùng Sơn. Đến với Hùng Sơn, quý khách sẽ nhận được:
- Sự tư vấn nhiệt tình từ các chuyên viên, luật sư giàu kinh nghiệm
- Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng trọn gói
Giá dịch vụ hợp lý, thích hợp cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau - Chỉ cần gọi đến hotline: 19006518, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về giá và các chường trình ưu đãi hấp dẫn
Trên đây, Luật Hùng Sơn vừa mang đến cho bạn đọc thông tin về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã mang lại cho mọi người thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn thêm về dịch vụ soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng tại Luật Hùng Sơn, xin mời quý khách liên hệ website: https://luathungson.vn/.
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023