Hôn nhân khác đạo là gì? Nghi thức kết hôn khác đạo

Hôn nhân khác đạo là gì? Nghi thức kết hôn khác đạo. Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân khác đạo.  Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây

Quảng cáo

Hôn nhân khác đạo là gì?

Hôn nhân khác đạo (tôn giáo) là hôn nhân giữa một bên là Công giáo, và một bên không phải là công người công giáo. Tại Việt Nam, ngày nay vẫn có những quan điểm khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo. Nếu bên không Công giáo; nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp. Nếu bên công giáo chưa được rửa tội; thì hôn nhân này được gọi là dị giáo hay gọi cách khác là hôn nhân khác đạo. Theo luật hiện hành của của Hội Giáo: 

  • Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền.
  • Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền.

Vì vậy, nếu hai người có ý định muốn kết hôn mà khác đạo giáo thì phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo. Bên công giáo cam kết giữ đức tin của mình; bảo đảm cho con cái được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo. Cũng cần phải cho bên không Công giáo biết rõ những điều ấy. 

Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân khác đạo?

Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng; được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải đáp ứng một số điều kiện nêu tại điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định; hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự; Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời… Đặc biệt, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Nếu không đăng ký thì không có giá trị pháp lý và mối quan hệ đấy sẽ không được pháp luật công nhận.

Tôn giáo không phải là rào cản khi kết hôn, pháp luật cũng không cấm những người khác tôn giáo không được kết hôn với nhau. Vì trong đạo thiên chúa nếu hai người khác đạo muốn kết hôn với nhau thì người không theo đạo chỉ cần học giáo lý hôn nhân tức là nếu một người muốn được công nhận hôn nhân khi kết hôn thì chỉ cần theo học giáo lý. Cũng có những trường hợp một bên không cần phải học giáo lý nếu bên còn lại không có yêu cầu. Lớp học giáo lý là hình thức chứ không phải sự ép buộc một người theo đạo, nên bạn có thể theo học và không cần phải đi lễ hằng tuần và chung sống vợ chồng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. 

Nghi thức cưới người khác đạo

Hiện nay, khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, hôn lễ của bạn sẽ được cử hành ở nhà thờ. Bạn cần nhờ hai người có mặt làm chứng cho cô dâu chú rể đồng thời gửi nhẫn cưới cho cha để làm phép lên nhẫn. Một trong những nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa đó là bí tích hôn phối. Trước Chúa, đôi bên thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái chứa ban. Người theo đạo thường vừa học văn hóa ở trường và cũng đọc sách học các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Sau đó họ sẽ học các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thời gian hoàn thành các bí tích này thường rơi vào khoảng 6-7 năm. Nếu muốn lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa bạn sẽ phải học các lớp giáo huấn để theo kịp họ. Thông thường ít nhất cũng 6 năm.

Tùy giáo xứ và chương trình học mà thời gian có thể kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Lớp giáo lý tân tòng giúp học viên có thêm hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin trọn vẹn. Đồng thời bạn cần phải học thuộc các bài kinh theo yêu cầu theo yêu cầu của lớp giáo lý. Các tân tòng được tổ chức thánh lễ trọng thể và sẽ được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bí tích rửa tội và thêm sức cần có người đỡ đầu. Do đó, bạn cần nhờ một người cùng giới tính và có đạo đỡ đầu cho bạn. Và quan trọng nhất khi bạn đã chính thức được đón nhận là con Chúa, bạn phải hoàn thành điều răn “trong một năm phải xưng tội ít nhất một lần”.

Trước khi tổ chức đám cưới trên thánh đường, thông tin hai bạn chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba thánh lễ chủ nhật liên tiếp. Mục đích chuyện này là để những ai có ý phản đối cuộc hôn nhân này sẽ có ý trình lên cha xứ. Tuy nhiên nếu muốn được thông báo thì ban phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân. 

Quảng cáo

Nghi thức kết hôn khác đạo

Giáo hội cho phép người công giáo kết hôn với người không theo công giáo qua việc “chuẩn hôn phối”. Phép chuẩn này được ban do đấng bản quyền địa phương. Để làm phép chuẩn hôn phối khác đạo cần chuẩn bị như sau: Chứng chỉ giáo lý hôn nhân; Giấy đăng ký kết hôn; Nhẫn cưới; 2 người làm chứng cho hai bên; sổ gia đình công giáo (bản chính).

Bước 1: Học chứng chỉ giáo lý hôn nhân

Bạn cần mang theo giấy giới thiệu từ Cha xứ họ đạo của mình và hai tấm hình thẻ đến xem lịch học và đăng ký lớp phù hợp. Thời gian học dự kiến khoảng 3 tháng.

Bước 2: Đăng ký kết hôn

Bạn đến UBND phường/xã nơi bạn sinh sống để đăng ký kết hôn, sau đó nộp một bản về cho Giáo xứ nơi bạn đăng ký làm phép chuẩn. Khi có đủ cả chứng chỉ giáo lý hôn nhân và Giấy đăng ký kết hôn. Đến nhà thờ để xin làm phép chuẩn khác đạo. Ngoài gia đình hai bên bạn cần nhờ 2 người làm chứng cho cuộc hôn nhân này, đồng thời chuẩn bị nhẫn cưới cho Cha để làm phép nhẫn.

Bước 3: Làm phép chuẩn tại nhà thờ

Sau khi đến nhà thờ làm đơn xin chuẩn khác đạo. Thông tin hai người kết hôn sẽ được thông báo khắp nhà thờ và kéo dài trong ba thánh lễ chủ nhật tiếp theo. Cha sẽ sắp xếp thời gian để tiến hành làm phép chuẩn (ngoài thánh lễ). Trước chúa, đôi bên hứa thề chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái chúa ban.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Hôn nhân khác đạo là gì? Nghi thức kết hôn khác đạo” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn