Hộ kinh doanh cá thể là gì, khái niệm, đặc điểm chi tiết?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 10-10-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 2284 Lượt xem

Hộ kinh doanh cá thể là gì, trong số những cá nhân, tổ chức kinh doanh hiện nay, chúng ta bắt gặp sự xuất hiện của hộ kinh doanh hầu như ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến khu vực nông thôn. Vậy hộ kinh doanh cá thể là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể là gì? Hộ kinh doanh cá thể tiếng anh là gì? Để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp một số thông tin mới nhất về hộ kinh doanh cá thể thông qua bài viết sau đây. Hãy chú ý theo dõi nhé.

Hiểu hộ kinh doanh cá thể là gì?

Căn cứ Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, người có đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc là một hộ gia đình làm chủ, đăng ký trụ sở kinh doanh tại một địa điểm và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể tiếng anh là Business Households.

Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì?

Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể có 4 yếu tố đặc trưng giúp hình dung thế nào là hộ kinh doanh cá thể rõ ràng hơn như sau:

Do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ

Đối với hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ: cá nhân đó sẽ có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh của hộ đó.

Đối với ho kinh doanh ca the do hộ gia đình làm chủ: mọi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh này sẽ do các thành viên trong hộ gia đình quyết định thực hiện. Đồng thời, để thuận tiện tham gia vào các giao dịch bên ngoài, hộ kinh doanh loại này sẽ phải cử một người đại diện đủ điều kiện trong nhóm hoặc trong hộ gia đình.

Quy mô kinh doanh nhỏ

  • So với loại hình doanh nghiệp có một số điểm tương đồng như doanh nghiệp tư nhân thì kinh doanh ho ca the có quy mô kinh doanh nhỏ hơn.
  • Khi kinh doanh hộ cá thể chỉ được kinh doanh buôn bán ở một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, đó có thể là nơi thường trú, tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.
  • Nếu như hộ kinh doanh muốn kinh doanh lưu động, kinh ngoài địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì phải thông báo đến cho cơ quan thuế…
  • Hộ kinh doanh sẽ không được phép nhập khẩu hay xuất khẩu.

Chịu trách nhiệm tài sản vô hạn

Căn cứ quy định pháp luật về hộ kinh doanh cá thể, cụ thể theo Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cá nhân hoặc một hộ gia đình là chủ hộ kinh doanh cá thể thì phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của hộ bằng toàn bộ tài sản của mình.

Khi phát sinh nghĩa vụ trả nợ với bên khác, cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình phải trả hết nợ. Việc trả nợ sẽ không phụ thuộc vào số tài sản mà các chủ thể trên có, cũng không phụ thuộc vào việc họ có hay không tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình, tức là nếu có chấm dứt hoạt động kinh doanh vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.

Không có tư cách pháp nhân

Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân như sau:

  • Được thành lập hợp pháp;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
  • Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật đó một cách độc lập.

Xét thấy hộ kinh doanh hoàn toàn không thỏa mãn các điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự như trên, nên hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

hộ kinh doanh cá thể là gì

Lợi ích và hạn chế của hộ kinh doanh cá thể

Lợi ích

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể có những lợi ích sau:

  • Thủ tuc dang ky kinh doanh hộ cá thể đơn giản, không rườm rà;
  • Không phải thực hiện kê khai thuế hằng tháng như doanh nghiệp;
  • Có chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Có quy mô nhỏ gọn, phù hợp đối với những cá nhân muốn kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Hộ kinh doanh được áp dụng chế độ thuế khoán;
  • Hiện nay hộ kinh doanh được sử dụng lao động không giới hạn về số lượng.

Hạn chế

Bên cạnh một số lợi ích vượt trội hơn so với doanh nghiệp thì khi tiến hành kinh doanh bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể cũng tồn tại một số hạn chế sau đây:

  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nếu như phát sinh nghĩa vụ trả nợ;
  • Không có tư cách pháp nhân nên cũng không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh khác, không có con dấu riêng, không được thực hiện một số quyền như doanh nghiệp thực hiện, giao dịch;
  • Hộ kinh doanh sẽ không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng do không được khai thuế, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  • Khó tạo lòng tin nơi khách hàng như doanh nghiệp vì quy mô kinh doanh nhỏ, không có khả năng duy trì sức ảnh hưởng.

Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Hộ kinh doanh là tổ chức cũng có tên riêng, có tài sản, chủ thể kinh doanh nhưng theo quy định pháp luật thì hộ kinh doanh vẫn không phải là doanh nghiệp. Vì hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh khá nhỏ, kinh doanh không mang tính chất thường xuyên, không chuyên nghiệp, đồng thời không có con dấu hay không được mở văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh…

Hiện nay, nước ta chỉ có 4 loại hình doanh nghiệp sau đây:

  • Công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Công ty Cổ phần;
  • Công ty Hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là một số quy định về hộ kinh doanh cá thể giúp bạn hiểu hơn hộ kinh doanh cá thể là gì. Ngoài ra, nếu như bạn còn vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết, cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn