Hiện diện thương mại là gì? Chắc hẳn thuật ngữ hiện diện thương mại không còn xa lạ trên thị trường. Nhất là khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên không phải người nào cũng hiểu rõ hiện diện thương mại là gì? Các hình thức hiện diện thương mại nào phổ biến hiện nay? Trong bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn lý giải điều này. Đừng bỏ lỡ nhé!
Hiện diện thương mại là gì?
Hiện diện thương mại là phương thức cung ứng dịch vụ của 1 thành viên. Bằng việc thành lập một hiện diện thương mại tại lãnh thổ của 1 nước thành viên khác tuân theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều I của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) do WTO đưa ra.
Hiện diện thương mại cơ bản là hoạt động đầu tư kinh doanh
Về cơ bản, phương thức cung ứng hiện diện thương mại là hoạt động đầu tư. Nó tạo thành phần cốt yếu cho thương mại dịch vụ. Hiểu đơn giản thì hiện diện thương mại là việc người cung ứng dịch vụ mang quốc tịch 1 nước đi tới 1 nước khác. Họ sẽ lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ tại nước đó. Chẳng hạn như một ngân hàng thương mại ở 1 chi nhánh nước ngoài.
Trong tiếng Anh, hiện diện thương mại được gọi là Commercial presence.
Hình thức hiện diện thương mại phổ biến tại Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại ở Việt Nam thông qua 4 hình thức như sau:
Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Luật đầu tư năm 2014 có quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chính là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hay cổ đông. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ nằm trong danh sách thành viên (đối với công ty TNHH) hay có người nước ngoài nắm giữ cổ phẩn (ứng với công ty cổ phần).
Hiện diện thương mại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo đó, thương nhân nước ngoài có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hay liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ cần thực hiện heo đúng trình tự và thủ tục thành lập doanh nghiệp. Các công ty/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh, hoạt động theo ngành nghề và không bị hạn chế theo Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam từ khi gia nhập WTO.
Thành lập chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của doanh nghiệp, thậm chí là đại diện theo ủy quyền. Lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2015, Chi nhánh có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Chi nhánh có quyền thuê trụ sợ, thuê hoặc mua phương tiện vật dụng, tuyển dụng người lao động,… để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Được thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kinh tế và giao kết hợp đồng thương mại.
- Được quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
- Phải có con dấu in tên chi nhánh.
- Phải thực hiện chế độ kế toán, báo cáo hoạt động tài chính theo đúng quy định.
Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định, Thương nhân nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam theo đúng cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước thành viên là Việt Nam. Vì vậy, chi nhánh được thành lập phải hoạt động trong các lĩnh vực không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài (căn cứ vào Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam gia nhập WTO).
Thành lập văn phòng đại diện
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Nó có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó.
Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện được quy định cụ thể tại Luật Thương mại năm 2005 như sau:
- Được quyền thuê trụ sở, thuê/mua phương tiện vật dụng, tuyển dụng lao động,… để duy trì hoạt động của văn phòng đại diện.
- Có con dấu riêng của văn phòng đại diện.
- Hoạt động theo đúng mục đích, phạm vị cũng như thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập. Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện ác hoạt động xúc tiến thương mại khi cho phép, không được giáo kết hợp đồng thường mại hay thực hiện hoạt động sinh lợi ở Việt Nam.
- Thực hiện đúng quy định nộp thuế, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác mà pháp luật đề ra.
- Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo đúng quy định
Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định rằng thương nhân nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam nhưng phải đúng theo cam kết của Việt Nam trong giao ước quốc tế.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư 2014 là bản hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư. Với mục đích hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Tương tự như hợp đồng hộp tác được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015, BCC cũng được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên và không nằm trong các trường hợp bị vô hiệu hóa.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC cũng là một hình thức của hiện diện thương mại
Những nội dụng cơ bản trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC bao gồm:
- Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng và người đại diện có thẩm quyền, địa chỉ giao dịch hay địa chỉ thực hiện dự án.
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động của các lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng, chia kết quả đầu tư kinh doanh cho các bên.
- Tiến độ cũng như thời hạn thực hiện hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Sửa đổi, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết nếu có tranh chấp.
Một số lưu ý khi thành lập hiện diện thương mại tại nước ngoài
Để thành lập hiện diện thương mại tại nước ngoài, các cá nhân và doanh nghiệp cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:
Có được thành lập hiện diện thương mại ở đó không?
Doanh nghiệp phải tiến hành xem xét liệu 1 quốc gia có cho phép thành lập hiện diện thương mại ở trên lãnh thổ của họ hay không. Chỉ cần dựa vào biểu cam kết của từng quốc gia trong WTO và pháp luật của các quốc gia đó.
Điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào?
Doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều kiện về tiếp cận thị trường để có thể thành lập hiện diện thương mại ở trên lãnh thổ của một quốc gia. Theo đó, những quốc gia sẽ được phép đưa ra các hạn chế tiếp cận thị trường theo đúng quy định tại khoản 2 Điều XVI hiệp định GATS. Căn cứ theo cam kết cụ thể trong WTO để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Những hạn chế đó bao gồm:
- Hạn chế về số lượng của nhà cung cấp dịch vụ theo phương thức này.
- Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ hay tài sản của hiện diện thương mại.
- Hạn chế về tổng số lao động được phép tuyển dụng của hiện diện thương mại tại 1 số lĩnh vực dịch vụ cụ thể.
- Những biện pháp hạn chế hình thức hiện diện thương mại cụ thể.
- Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài thông qua việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hay tổng giá đầu tư nước ngoài tính theo đơn hoặc tính gộp.
Thành lập hiện diện thương mại cần đáp ứng điều kiện và thủ tục của quốc gia nào đó
Thủ tục thành lập hiện diện thương mại ra sao?
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý trình tự và thủ tục để tiến hành thành lập hiện diện thương mại trên quốc gia nào đó.
Chẳng hạn như trình tự, thủ tục cấp giấp phép thành lập văn phòng đại diện như sau:
- Thương nhân nước ngoài tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp thông qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (khi đáp ứng đủ điều kiện) tới cơ quan cấp giấy phép nơi dự kiến để đặt văn phòng đại diện.
- Trong 3 ngày làm việc tính từ khi nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép tiến hành kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ khi chưa đầy đủ và hợp lệ. Yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện nhiều nhất một lần trong suốt quá trình hồ sơ được giải quyết.
- Trong vòng 7 ngày làm việc tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có quyền cấp hoặc không cấp Giấy phép hoạt động thành lập văn phòng đại diện cho các thương nhân nước ngoài. Nếu từ chối cấp phép thì phải có văn bản quy định rõ lý do.
- Nếu nội dung hoạt động của văn phòng đại diện không thích hợp với cam kết của Việt Nam. Hoặc các thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia quy ước quốc tế (trong đó Việt nam là nước thành viên) thì Cơ quan cấp giấy phép phải gửi văn bản lên Bộ quản lý chuyên ngành để xin ý kiến. Thời hạn nộp văn bản là 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 5 ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quanh cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành phải có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hay không cấp phép thành lập văn phòng đại diện. Nếu không được cấp giấy phép thì phải có văn bản ghi rõ lý do.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu hiện diện thương mại là gì và các hình thức phổ biến của nó. Các tổ chức muốn hiện diện thương mại tại Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tới những quy định pháp lý để áp dụng sao cho phù hợp. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về luật pháp, đừng quên truy cập website https://luathungson.vn/ thường xuyên nhé!