Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp như hiện nay, việc mỗi người dân tự phòng chống dịch bệnh có thể giúp ích nhiều cho công tác phòng chống dịch bệnh cho xã hội. Mặc dù có chỉ thị về việc cấm tụ tập nơi đông người từ Chính phủ, nhưng cũng có những trường hợp người dân cố tình tụ tập nơi đông người. Hành vi này thật sự rất nguy hiểm, vậy nên cũng có những biện pháp xử phạt thật mạnh nếu như người dân cố tình vi phạm. Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn cụ thể các quy định pháp luật về việc xử phạt đối với hành vi này để mọi người có thể nắm rõ.
1. Chỉ thị cấm tụ tập nơi đông người
Số ca nhiễm dịch bệnh Covid-19 đang không ngừng tăng lên ở Việt Nam. Chính vì thế, kể từ ngày 1/4/2020, Chính phủ và các địa phương trên cả nước đều đưa ra những chỉ thị, quy định để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.
Mới đây, Thủ tướng đã ra chỉ thị cho việc cách ly toàn xã hội, kể từ ngày 1/4/2020. Kể từ ngày này, mọi người nên ở nhà, hạn chế ra đường trừ trường hợp thật sự cần thiết như khi đi mua lương thực thực phẩm, trong trường hợp khẩn cấp như đi cấp cứu hoặc là mua thuốc men, khi đi làm ở tại cơ sở kinh doanh thiết yếu, …
Và khi ra đường, cần tuân theo chỉ thị như giữa hai người phải giữ khoảng cách với nhau tối thiểu là 2m khi đang giao tiếp, không được tập trung quá 2 người trở lên, và không được di chuyển từ vùng có dịch đi đến địa phương khác.
Chỉ thị quan trọng này của Thủ tướng sẽ có hiệu lực trong 15 ngày, mọi người dân đều phải tuân thủ nghiêm ngặt, vì sức khỏe của chính bản thân và mọi người trong xã hội.
Nhưng cũng có những trường hợp thật sự dù biết có chỉ thị, nhưng vẫn cố tình tụ tập nơi đông người làm ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch bệnh của đất nước. Hành vi này sẽ phải chịu các xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Xử phạt đối với hành vi tụ tập nơi đông người kể cả khi có chỉ thị
Đối với hành vi gây ảnh hưởng chung cho tình hình đất nước như vậy, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Sẽ phạt tiền từ 20 triệu đồng cho đến 30 triệu đồng đối với người có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
- Hành vi không thực hiện yêu cầu về việc kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi di chuyển ra khỏi vùng có dịch đang trong tình trạng khẩn cấp về dịch.
- Hành vi không thực hiện đúng quyết định về việc cấm tập trung đông người ở tại vùng đã ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.
- Đưa người hoặc đưa phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch ở tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.
- Hành vi không thực hiện đúng quyết định buộc tiêu hủy các loại động vật, thực phẩm hoặc thực vật và các vật khác mà có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh sang người ở tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.
Như vậy, nếu như người nào cố tình vi phạm chỉ thị, cố tình tập trung nơi đông người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cụ thể từ 20 cho đến 30 triệu đồng.
Còn nếu như hành vi này thực hiện ảnh hưởng quá nhiều đến công tác phòng chống dịch bệnh, đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung vào năm 2017.
Trên đây là các quy định của pháp luật về việc cấm tập trung nơi đông người, nếu cố tình vi phạm và tụ tập nơi đông người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và nếu hậu quả nặng nề sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như bạn đọc có thắc mắc gì về các quy định liên quan đến việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể hỗ trợ thông tin đến bạn một cách sớm nhất.
>>> Sẽ bị xử phạt khi không đeo khẩu trang hiện nay ra sao?
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023