Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc gọi là hai hình thức hạch toán về thuế của chi nhánh. Vậy hai hình thức này là gì? Có những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa hai loại hình? Để có thể phân biệt được hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc thì cần phải hiểu rõ bản chất của hai hình thức. Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu nhé!
1. Khái niệm hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc
1.1. Hoạch toán độc lập là gì?
Hạch toán độc lập là một chế độ tài chính áp dụng cho chi nhánh hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở chi nhánh sẽ được ghi vào sổ kế toán tại đơn vị, chi nhánh tự kê khai và quyết toán thuế. Loại chi nhánh này sẽ có con dấu, mã số thuế (13 số).
1.2. Hoạch phụ thuộc là gì?
Hạch toán phụ thuộc là một chế độ tài chính áp dụng cho chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ. Chi nhánh có nhiệm vụ tập hợp chứng từ và đến kỳ kê khai thì gửi về công ty chính để thực hiện kê khai và quyết toán thuế.
2. Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc
2.1. Giống nhau
– Bộ máy nhân sự được tổ chức bởi công ty mẹ;
– Vốn kinh doanh của chi nhánh là của công ty;
– Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của chi nhánh tính vào công ty sau khi nộp thuế;
– Mọi hoạt động của chi nhánh dựa trên chủ trương hoặc là theo sự ủy quyền của công ty;
– Việc kê khai thuế GTGT được độc lập với công ty.
2.2. Khác nhau
Bên cạnh những điểm tương đồng thì chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc cũng có những điểm khác biệt, nổi bật là:
Về chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có hai loại như sau: Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có trụ sở cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản và chi nhánh hạch toán phụ thuộc có trụ sở khác tỉnh, thành phố với hồ sơ thành lập doanh nghiệp chủ quản.
2.2.1. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có trụ sở cùng tỉnh với doanh nghiệp chủ quản
– Không phải thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân tại nơi đặt trụ sở của chi nhánh mà sẽ thực hiện khai tập trung ở doanh nghiệp chủ quản.
– Không phải xác lập báo cáo tài chính, thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Không phải thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng nếu như không hoạt động kinh doanh lĩnh vực nhà hàng ăn uống.
– Chi nhánh có thể sử dụng con dấu.
– Chi nhánh có thể sử dụng hóa đơn riêng.
2.2.2. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với doanh nghiệp chủ quản
– Không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chi nhánh mà tiến hành khai tập trung tại doanh nghiệp chủ quản.
– Chi nhánh có bộ máy kế toán trực thuộc bộ máy kế toán của công ty.
– Không phải lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Chi nhánh này kê khai thuế giá trị gia tăng tại nơi đặt địa chỉ trụ sở chi nhánh.
– Chi nhánh kê khai và nộp lệ phí môn bài tại nơi địa chỉ đặt trụ sở chi nhánh.
– Chi nhánh có thể sử dụng con dấu và hóa đơn riêng.
– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh được chuyển số liệu doanh thu, chi phí và chứng từ về doanh nghiệp chủ quản để tiến hành kê khai thuế và báo cáo tài chính.
Về chi nhánh hạch toán độc lập:
– Chi nhánh có bộ máy kế toán riêng theo Luật Kế toán.
– Chi nhánh kê khai và nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… tại cơ quản quản lý thuế của chi nhánh hạch toán độc lập.
– Chi nhánh tự lập và nộp báo cáo tài chính tại cơ quan quản lý thuế của chi nhánh đó.
– Được đăng ký sử dụng hóa đơn riêng
– Chi nhánh có con dấu riêng, mã số thuế riêng và tài khoản ngân hàng riêng.
Chi nhánh hạch toán độc lập cũng thực hiện lập báo cáo và hạch toán như là một công ty riêng biệt. Doanh nghiệp chủ quản thực hiện làm báo cáo tài chính hợp nhất.
Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ vẫn chịu sự chi phối từ doanh nghiệp chủ quản. Doanh nghiệp có thể quyết định thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà phải thông qua người đứng đầu chi nhánh.
Tổng kết lại thì:
Đối với Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
– Chi nhánh trong cùng tỉnh với trụ sở chính:
Kê khai thuế tại cơ quan thuế của trụ sở chính
(Nếu như có con dấu, tài khoản ngân hàng riêng và trực tiếp kinh doanh thì có thể liên hệ cơ quan thuế tại trụ sở chi nhánh để kê khai thuế riêng cũng như sử dụng hóa đơn tại chi nhánh).
– Chi nhánh khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính:
- Có mã số thuế riêng biệt;
- Được sử dụng con dấu riêng của chi nhánh;
- Sử dụng hóa đơn riêng và thông báo tình hình việc sử dụng hóa đơn ở Chi nhánh;
- Các loại lệ phí, thuế như: Môn bài, thuế TNDN, thuế TNCN được kê khai tại trụ sở chi nhánh;
- Báo cáo tài chính và quyết toán thuế được làm tại công ty chủ quản.
Đối với Chi nhánh hạch toán độc lập:
- Có mã số thuế riêng biệt (có 13 số);
- Sử dụng con dấu và tài khoản riêng với công ty chủ quản;
- Sử dụng hóa đơn riêng và thông báo tình hình việc sử dụng hóa đơn ở Chi nhánh;
- Các loại lệ phí, thuế như: Môn bài, thuế TNDN, thuế TNCN được kê khai tại trụ sở chi nhánh;
- Có tổ chức bộ máy kế toán: tự lập sổ sách kế toán liên quan phát sinh từ phía doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính và quyết toán thuế do Chi nhánh tự thực hiện.
Như vậy, Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ tự điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ do công ty chủ quản thực hiện.
3. Cách kiểm tra chi nhánh là hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc
Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh không thể hiện hình thức hạch toán, để kiểm tra bạn có thể thực hiện một trong những cách như sau:
Cách 1: – Liên hệ những người có liên quan như Giám đốc, kế toán cũ hay người làm thủ tục đăng ký kinh doanh của chi nhánh để kiểm tra.
Các giấy tờ có thể hiện như Thông báo đăng ký thuế, Thông báo thay đổi kinh doanh của DN …
Cách 2: – Đăng nhập vào trang web như: nhantokhai hoặc thuedientu … bằng mã số thuế của chi nhánh
Cách tra: Nhập mã số thuế chi nhánh sau đó bấm vào “tra cứu” để xem các tờ khai, cụ thể:
– Trường hợp chỉ nộp các tờ khai như: Tờ khai lệ phí môn bài, thuế TNCN, thuế GTGT thì là chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
– Trường hợp như ngoài các tờ khai trên còn nộp thêm Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN thì là chi nhánh hạch toán độc lập.
Cách 3: – Truy cập vào trang web như tracuunnt.gdt.gov.vn hoặc dangkyquamang.dkkd.gov.vn… bằng mã số thuế của Chi nhánh hoặc Công ty đều được (Nếu chỉ có mã số thuế công ty sẽ hiển thị tất cả các Chi nhánh của Công ty -> bạn muốn xem chi nhánh nào của công ty thì bấm vào Chi nhánh đó).
Ví dụ tra cứu tại trang thuedientu thì bạn chỉ cần vào trang web http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ -> Nhập mã số thuế và “mã xác nhận” sau đó bấm “Tra cứu”. Thông tin hình thức hạch toán sẽ như sau:
4. Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, nội dung cũng như số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện. Doanh nghiệp được sử dụng nhiều con dấu có hình thức và nội dung như nhau.
Chính vì thế, khi doanh nghiệp đăng ký thành lập chi nhánh thì việc có hay không sử dụng con dấu riêng của chi nhánh tùy thuộc vào quyền quyết định của công ty chủ quản. Thông thường, những chi nhánh công ty hiện nay hầu hết đều sử dụng con dấu tạo điều kiện thuận tiện trong các hoạt động để vận hành của công ty, doanh nghiệp.
Theo quy định mới nhất từ Luật Doanh nghiệp 2020 thì không còn quy định nào quy định về thủ tục thông báo về việc sử dụng con dấu trước khi sử dụng, điều này cho thấy Luật Doanh nghiệp đã bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp trước khi sử dụng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Chính vì thế, từ ngày 01/01/202, Chi nhánh sẽ không phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Đây là một điểm mới, có nhiều cải cách, đổi mới và tạo hướng mở cho doanh nghiệp và chi nhánh, đồng thời, nội dung này cũng phù hợp với việc đơn giản và tối ưu hóa về thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện của chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì sử dụng con dấu trong các văn bản, giấy tờ nào?
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng nếu khi hoạt động với tư cách của chi nhánh thì được sử dụng dấu của chi nhánh trong những văn bản, giấy tờ nội bộ của chi nhánh loại trừ các văn bản và giấy tờ về kê khai các hoạt động tính thuế của chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có được đặt in hóa đơn không?
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc được quyền lựa chọn tự đặt in hóa đơn để sử dụng hoặc là sử dụng chung hóa đơn của công ty chủ quản.
Nếu Chi nhánh có trụ sở khác địa bàn với trụ sở chính của công ty, nếu có sử dụng hóa đơn mà công ty chủ quản đã đặt in hoặc là do chi nhánh tự đặt in thì Chi nhánh cũng phải làm Thông báo phát hành hóa đơn đến Cơ quan thuế quản lý tại địa phương nơi đặt Chi nhánh.
Trường hợp Chi nhánh tự đặt in hóa đơn thì chi nhánh phải có trách nhiệm quản lý cũng như sử dụng theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC như là một đơn vị độc lập.
► Xem thêm: thành lập doanh nghiệp mới cần lưu ý những gì cần thiết?
Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Sơn về Hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc. Trong trường hợp còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần yêu cầu dịch vụ thành lập chi nhánh hoặc doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0964.509.555 để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023