Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 06-06-2023 |
  • Giấy phép , |
  • 1810 Lượt xem

Giấy phép nhập khẩu thực phẩm là loại giấy tờ bắt buộc nếu muốn xin nhập khẩu thực phẩm và lưu hành tại Việt Nam. Vậy điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Xem ngay bài viết sau sẽ được Luật Hùng Sơn chúng tôi tư vấn và giải đáp cụ thể.

Quảng cáo

Tổng quan về giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Giấy phép nhập khẩu thực phẩm là gì?

mẫu giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Giấy phép nhập khẩu thực phẩm là loại giấy tờ chứng minh thực phẩm được nhập khẩu từ bên ngoài đảm bảo đầy đủ chất lượng, điều kiện theo quy định của pháp luật và có thể đưa vào tiêu thụ và phân phối tại Việt Nam. Bất cứ thực phẩm nào từ bên ngoài nhập và Việt Nam đều phải thực hiện xin giấy phép nhập khẩu.

Xem thêm: Giấy phép nhập khẩu là gì? Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải xin giấy phép không?

Cơ sở pháp lý trong quản lý nhập khẩu thực phẩm

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010 có hiệu lực từ ngày 2/2/2018 đã có rất nhiều quy định thay đổi về những loại thực phẩm cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm.
  • Thông tư số 279/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ngày 14/11/2016;
  • Thông tư số: 117/2018/TT-BTC của Bộ tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhập khẩu thực phẩm nào cần xin giấy phép?

Các loại thực phẩm cần xin giấy phép khi nhập khẩu gồm:

  • Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp và không cần qua tinh chế lại để nhằm mục đích phục vụ quy trình sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại;
  • Các chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm sử dụng trong chế biến thực phẩm;
  • Các loại thực phẩm bao gói sẵn để sử dụng trực tiếp;
  • Các sản phẩm được quy định theo pháp luật khi có các thông tin rủi ro về an toàn và dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản;
  • Các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ;
  • Các thực phẩm phẩm mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã nhận được Thông báo lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu và phải thực hiện các biện pháp xử lý quy định của pháp luật.

Nhập khẩu thực phẩm nào không cần xin giấy phép?

Các loại thực phẩm đi kèm người nhập cảnh thì không cần xin giấy phép

Một số trường hợp cũng được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

  • Sản phẩm mà đã được cấp Giấy phép tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Các sản phẩm nhập khẩu để dùng cho cá nhân của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
  • Sản phẩm hàng hóa mang theo người nhập cảnh, được gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh đó để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích của chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế;
  • Sản phẩm quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu, tái xuất, tạm nhập, gửi kho ngoại quan;
  • Sản phẩm được sử dụng để trưng bày ở hội chợ, triển lãm;
  • Sản phẩm đang tạm nhập khẩu để bán tại các cửa hàng miễn thuế;
  • Các sản phẩm hay nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ được dùng để sản xuất, dùng để gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước;
  • Các sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu và phải có xác nhận của tổ chức, cá nhân;
  • Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều kiện xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Xin giấy phép các loại thực phẩm nhập khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định và các điều kiện sau:

  • Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
  • Phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ đối với các sản phẩm là:
    • Thực phẩm chức năng.
    • Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
    • Thực phẩm biến đổi gen.
    • Thực phẩm đã qua chiếu xạ.

Quy trình chung xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

quy trình thủ tục xin giấy phwps nhập khẩu thực phẩm

Để các thực phẩm nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam thì cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện theo quy trình ba bước:

  • Bước 1: Thực hiện thủ tục công bố thực phẩm (Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm)
  • Bước 2: Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bước 3: Tiến hành thực hiện thủ tục Hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện tùy thuộc vào từng thủ tục: kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm như sau:

Đối với thủ tục thực hiện kiểm tra chặt

  • Bước 1: Đăng ký kiểm tra đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia trước hoặc ngay khi hàng về đến cửa khẩu.
  • Bước 2: Trong 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ, cơ quan đó có trách nhiệm:
    • Kiểm tra hồ sơ.
    • Tiến hành lấy mẫu và kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu.
    • Ra thông báo thực phẩm đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu.
    • Trường hợp hồ sơ cần bổ sung thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
  • Bước 3: Cá nhân, tổ chức nộp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” cho cơ quan hải quan:
    • Nếu hồ sơ hợp lệ để thông quan hàng hóa.
    • Nếu hồ sơ Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định của pháp luật thì cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức theo quy định Luật an toàn thực phẩm và phải báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.

Đối với thủ tục thực hiện kiểm tra giảm

  • Bước 1: Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra tại cơ quan Hải quan cửa khẩu
  • Bước 2: Cơ quan hải quan có thể chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Trong 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Nếu thuộc trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

Quảng cáo

Đối với thủ tục kiểm tra thông thường

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia của Bộ Y tế trước hoặc ngay khi hàng về đến cửa khẩu.
  • Bước 2: Trong 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm:
    • Kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu.
    • Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
  • Bước 3: Nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan:
    • Hồ sơ hợp lệ để thông quan hàng hóa.
    • Hồ sơ không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định của pháp luật thì cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức theo quy định và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm nếu không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.

Hồ sơ, giấy tờ xin cấp phép nhập khẩu thực phẩm

Tùy vào tường phương thức kiểm tra mà hồ sơ chuẩn bị cũng sẽ khác nhau:

Đối với hồ sơ đăng ký kiểm tra sản phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm sẽ bao gồm thành phần hồ sơ sau:

  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo: phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hay bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các loại giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc các giấy chứng nhận tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
  • Nếu trường hợp sản phẩm có nguồn gốc là động vật trên cạn và thủy sản, loại trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, cần phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (nộp bản chính).

Đối với hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra sản phẩm nhập khẩu thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu tuân thủ theo mẫu;
  • Danh mục hàng hóa (bản sao);
  • Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • Trong trường hợp sản phẩm được quy định khác thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

Xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm ở đâu?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thực phẩm là:

  • Bộ Y tế: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định
  • Bộ Công thương: Rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thịt, ngũ cốc và rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản trứng, các sản phẩm từ trứng, sữa tươi làm nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định

Ngoài ra, trong trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm mà thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra là cơ quan được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định

Chi phí xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm

Phí nhà nước khi xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm được thể hiện bảng dưới đây:

STT LOẠI PHÍ MỨC THU
Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1 Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm
2 Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định 500.000 đồng/lần/sản phẩm
3 Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm):
Đối với kiểm tra thông thường 300.000 đồng/lô hàng
Đối với kiểm tra chặt 1.000.000 đồng/lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng, từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng
4 Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm 3.000.000 đồng/lần/bộ xét nghiệm

Qua những thông tin Luật Hùng Sơn đã chia sẻ hy vọng bạn đọc đã phần nào hiểu được thủ tục điều kiện xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu còn gặp vướng mắc và cần hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ qua số điện thoại 19006518 để được hỗ trợ nhanh chóng.

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
  • Địa chỉ:
    • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vn
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 0964509555
5/5 - (2 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn