Thực tiễn cho thấy việc tố tụng kinh doanh thương mại xuất hiện ngày càng nhiều tranh chấp giữa các bên. Thay cho việc xử lý theo Tòa án truyền thống, xu hướng hiện nay lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại nhiều hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Hùng Sơn đề cập tới các vấn đề này nhé!
1. Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài thương mại chính là phương thức để giải quyết tranh chấp giữa các bên thỏa thuận. Chúng được tiến hành đúng theo quy định của Luật trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại ra đời để giải quyết tranh chấp đơn giản giữa các bên
2 hình thức trọng tài thương mại phổ biến hiện nay đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực:
- Trọng tài vụ việc: Đây là hình thức trọng tài giải quyết tranh chấp bằng cách tự tiến hành. Các bên thỏa thuận trình tự để thành lập với nguyên tắc giải quyết tranh chấp, áp dụng luật và thi hành các phán quyết do trọng tài đưa ra,…
- Trọng tài quy chế (thường trực): Hoạt động theo quy chế riêng trong đó có quy định về các nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền xét xử, những trọng tài viên tham gia để các bên tranh chấp có thể chọn lựa tham gia hội đồng xét xử.
2. Ưu nhược điểm khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
So với Tòa án truyền thống, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng cũng tồn tại một số mặt hạn chế. Dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ liệt kê chi tiết để các bạn so sánh:
2.1. Ưu điểm
Xuất phát từ các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại thể hiện khá nhiều ưu điểm nổi trội. Nó đem lại nhiều lợi ích cho các bên khi tranh chấp trong những hoạt động kinh doanh thương mại xảy ra. Cụ thể như:
- Thủ tục đơn giản, linh hoạt nên các bên hoàn toàn có thể chủ động về địa điểm và thời gian giải quyết tranh chấp.
- Đảm bảo bí mật hơn so với phương thức Tòa án truyền thống.
- Các bên có thể chọn trọng tài viên để giải quyết nên việc chọn được những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế.
- Tính cưỡng chế thi hành cao so với 2 biên pháp giải quyết tranh chấp là hòa giải và thương lượng.
Ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
2.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi trội trên, cách thức giải quyết bằng trọng tài cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức khó tránh khỏi như sau:
- Khoản phí trả cho trọng tài thường cao hơn so với Tòa án.
- Hai bên cần phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực cũng như thực hiện được phát quyết của họ.
- Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thấp hơn so với Tòa án.
- Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, vì vậy nếu trọng tài đưa ra quyết định không chính xác sẽ gây khó khăn và thiệt hại đáng kể cho các bên. Sau đó, các bên sẽ đưa đề nghị hủy phản quyết. Như vậy sẽ mất nhiều thời gian vầ công sức hơn.
3. Các quy định về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Để có thể xử lý những tranh chấp hiệu quả bằng trọng tài thương mại, các bên cần phải tìm hiểu rõ quy định về nguyên tắc, thẩm quyền và điều kiện giải quyết dưới đây:
3.1. Về nguyên tắc giải quyết
Trọng tài thương mại phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau khi giải quyết tranh chấp giữa các bên:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận giữa các bên nếu nó không vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải đảm bảo các tiêu chí khách quan, độc lâp, vô tư và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Các bên tham gia giải quyết tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Đồng thời, hội đồng trọng tài cũng phải có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không được công khai. Ngoại trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận khác.
- Phán quyết của Trọng tài là chung thẩm.
3.2. Về thẩm quyền giải quyết
Các tranh chấp dưới đây có thể được giải quyết theo hình thức trọng tài thương mại:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ những hoạt động thương mại.
- Tranh chấp pháp sinh giữa các bên, trong có có ít nhất một bên hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
- Tranh chấp khác của các bên mà Pháp luật cho phép giải quyết được bằng phương thức trọng tài.
Những quy định cần nắm vững khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
3.3. Về điều kiện giải quyết
- Các bên có thỏa thuận trọng tài thì sẽ được giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp tùy vào quyết định của các bên.
- Thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được và không thuộc trường hợp vô hiệu hóa do pháp luật quy định.
- Các tranh chấp phát sinh cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
4. Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hoàn toàn tuân thủ theo quy tắc mà các bên thống nhất. Nếu như muốn xem quyết định mà trọng tài đưa ra có chuẩn xác hay không, các bên cần phải nắm rõ những thông tin dưới đây:
4.1. Thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài chính là việc các bên giao ước với nhau về việc giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng trọng tài. Do đó, khi các bên ký kết hợp đồng (chưa có tranh chấp) hoàn toàn có thể xác định được phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong hợp đồng hoặc lập một văn bản riêng.
Đối với trường hợp chưa xác định được phương thức giải quyết tranh chấp tại hợp đồng ngay tại thời điểm ký kết hay đã xác định được phương án khác khi có tranh chấp xảy ra, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận và thống nhất phương án xử lý tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Lúc này, thỏa thuận trọng tài bắt buộc phải lập thành một văn bản riêng.
Thường thì các trung tâm trọng tài thương mại đều soạn thảo mẫu điều khoản Trọng tài. Nó được công bố trên website để các bên tranh chấp có thể áp dụng đưa vào hợp đồng của mình. Điều này đảm bảo tính thống nhất và hạn chế tối đa trường hợp thỏa thuận của trọng tài có thể bị vô hiệu hóa.
Thỏa thuận trọng tài có thể giải quyết tranh chấp phát sinh hoặc đã phát sinh giữa các bên
Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn có thể xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hay dưới hình thức thỏa thuận riêng. Những hình thức dưới đây được xem như xác lập dưới dạng văn bản:
- Thỏa thuận được xác lập thông qua việc trao đổi giữa các bên thông qua kênh telex, telegram, fax, thư điện tử và những hình thức khác theo quy định Pháp luật đưa ra.
- Thoải thuận được xác lập qua việc các bên trao đổi thông tin bằng văn bản.
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hay tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại theo yêu cầu của các bên qua văn bản.
- Trong giao dịch, các bên có dẫn chiếu tới một văn bản có thể thỏa thuận trọng tài như là: chứng từ, hợp đồng, điều lệ công ty và các tài liệu tương tự khác,…
- Thông qua việc trao đổi về đơn kiện và văn bản tự bảo kê. Trong đó thể hiện rõ sự tồn tại của thỏa thuận của một bên đưa ra và bên còn lại không phủ nhận.
Thỏa thuận trọng tài được công nhận khi nó có trong hợp đồng giữa các bên. Hoặc một thỏa thuận nào đó đưa ra giải quyết tranh chấp trước trọng tài và được lập thành văn bản hiểu theo nghĩa rộng. Còn lại các hình thức khác đều không có giá trị pháp lý.
4.2. Làm đơn khởi kiện và nộp các giấy tờ cần thiết
- Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài: Nguyên đơn (là những người cho rằng quyền hay lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm) cần phải đưa đơn khởi kiện tới Trung tâm trọng tài.
- Với trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài vụ việc: Nguyên đơn cần đưa đơn khởi kiện gửi cho bị đơn. Cùng với đó là bản chính và bản sao các tài liệu có liên quan phải có thỏa thuận trọng tài.
4.3. Thời hiệu khởi kiện
Ngoài trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện của các bên tranh chấp phải theo thủ tục trọng tài đưa ra là 2 năm. Tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm.
4.4. Tố tụng trọng tài
Quy trình giải quyết tố tụng phải tuân theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài hoặc được các bên tranh chấp đưa ra thỏa thuận cuối cùng.
Lưu ý: Đối với các tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, tiếng Việt là ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài. Ngoài trừ trường hợp tranh chấp ít nhất 1 bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với loại tranh chấp này, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trong tài do các bên tự thỏa thuận. Nếu như các bạn không thống nhất được thì Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
5. Các bên tranh chấp có bắt buộc thi hành phán quyết của TTTM không?
Một trong các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại chính là Phán quyết Trọng tài là chung thẩm. Vì vậy, sau khi giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại sẽ đưa ra phán quyết. Phán quyết này sẽ không bị kháng cáo hoặc kháng nghị để xét lại theo đúng thủ tục Phúc thẩm giống như tố tụng ở Tòa án truyền thống.
Phán quyết của trọng tài thương mại là chung thẩm nếu tuân thủ đúng theo luật của Tòa án truyền thống
Tuy nhiên, phán quyết trọng tài cũng có thể được Tòa án xét xét hủy khi vi phạm. Cụ thể như trong khoảng thời gian 30 ngày tình từ khi nhận được phán quyết trọng tài, nếu như một bên có đủ bằng chứng Hội đồng trọng tài xử sai thì có thể gửi đơn yêu cầu lên Tòa án. Lúc này, Tòa án sẽ xem xét các phán quyết của Trọng tài có vi phạm quy định của luật này không rồi đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp gửi đơn quá hạn do sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện này không được tính vào thời gian các bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Những trường hợp Tòa án hủy Phán quyết trọng tài:
- Không có hoặc bị vô hiệu hóa thỏa thuận trọng tài.
- Thành phần hội đồng trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài không thích hợp với thỏa thuận của các bên. Hoặc nó trái với những quy định của pháp Luật đưa ra.
- Những vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, nếu phán quyết Trọng tài có nội dung không nằm trong thẩm quyền của Hồi đồng trọng tài thì nó sẽ bị hủy.
- Bằng chứng do các bên cung cấp mà Hội đồng Trọng tài dựa vào đó để đưa ra phán quyết là giả mạo. Đây là trường hợp trọng tài viên nhận viên hoặc những lợi ích có giá trị từ một bên tranh chấp và làm ảnh hưởng tới tính công bằng và khách quan của phán quyết trọng tài.
- Phán quyết Trọng tài hoàn toàn đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nhà nước Việt Nam.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Nếu như muốn tìm hiểu thêm thông tin về luật pháp, kiện tụng,… đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Luật Hùng Sơn tại website https://luathungson.vn/ nhé!