Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu khi được thực hiện có thể sẽ để các chủ thể tiến hành đăng ký như cá nhân, tổ chức,… tại cơ quan chức năng phải tiếp xúc với rất nhiều khái niệm và tên gọi khác của nhãn hiệu như: đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, đăng ký nhãn hiệu liên kết,…
Quảng cáo
Nếu không nắm rõ và hiểu được bản chất cũng như các đặc điểm riêng có của các loại nhãn hiệu này, rất có thể việc thực hiện thủ tục sẽ gặp những trở ngại pháp lý nhất định. Vậy xin giới thiệu với các bạn đọc và quý khách hàng về đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu này có gì đặc biệt so với các nhãn hiệu thông thường khác và Quy trình đăng ký bảo hộ có điểm khác biệt nào so với quy định bảo hộ một nhãn hiệu thông thường? Dưới đây là bài viết tham khảo nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này.
Nhãn hiệu chứng nhận là gì?
Căn cứ vào Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nhãn hiệu chứng nhận được hiểu là nhãn hiệu mà chủ sở hữu của nhãn hiệu cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận về các đặc tính như xuất xứ của sản phẩm, nguyên vật liệu hay cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác an toàn hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Người có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sẽ phụ thuộc vào các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thì sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện là không được tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Như vậy có thể hiểu người có quyền đăng ký là các tổ chức nhất định và có thể được sử dụng cho bất kỳ chủ thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận.
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Theo quy định của pháp Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 tại Điều 72 và 74, một nhãn hiệu của sản phẩm có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được điều kiện sau:
– Khả năng nhìn thấy được: nhãn hiệu của chủ sở hữu phải tồn tại dưới các dạng sau như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của tất cả yếu tố trên và được thể hiện một hoặc nhiều màu sắc.
Quảng cáo
– Có khả năng phân biệt: nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ đó phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác. Nhãn hiệu của một hàng hóa, dịch vụ được xem là có khả năng phân biệt khi được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ sự kết hợp của tổng hợp các yếu tố dễ nhận biết và ghi nhớ không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Chức năng của nhãn hiệu chứng nhận
Dùng để xác định và đảm bảo chất lượng hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn chất lượng mà chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho phép. Tuy nhiên việc chứng nhận này chỉ được chủ sở hữu chứng nhận và đảm bảo về chất liệu, vật liệu, phương thức sản xuất hàng hóa hoặc hoạt động dịch vụ, chất lượng, tính chất, đặc tính khác của hàng hóa/dịch vụ, không phải chứng nhận về nguồn gốc địa lý cũng như chứng nhận về các đặc tính khác mà nhờ có nguồn gốc địa lý mà có được.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Tờ khai đăng ký Nhãn hiệu (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu)
Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu và một mẫu được gắn trên tờ khai)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ doanh nghiệp (Không dành cho Doanh nghiệp tư nhân)
Giấy ủy quyền (nếu có ủy quyền cho một cá nhân nào khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp)
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận (trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể)
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng và đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ,…)
Bản thuyết minh chất lượng hàng hoá/dịch vụ;
Bản đồ xác định địa giới (đối với chỉ dẫn địa lý).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Tra cứu, thẩm định để đưa ra đánh giá khả năng bảo hộ
Bước 3: Nộp đơn đến tại Cục sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đơn (người nộp đơn, người đại diện…) thời hạn từ 1 đến 2 tháng
Bước 5: Sau khi có kết quả thẩm định hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định nội dung trong thời hạn từ 9 đến 12 tháng
Bước 6: Có quyết định cấp hoặc không được cấp văn bằng bảo hộ
Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích về sở hữu trí tuệ liên quan đến đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình đăng ký hoặc có nhu cầu ủy quyền đăng ký, bạn có thể nhờ sự tư vấn hỗ trợ thông qua tổng đài tư vấn 1906518.
Luật Hùng Sơn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên trình độ cao, nhanh nhẹn, nhiệt huyết, kiến thức bao quát nhiều lĩnh vực, đảm bảo hoàn tất việc đúng thời hạn cam kết với khách hàng.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.